7 kinh nghiệm niềng răng ai cũng cần biết rõ

Niềng răng (chỉnh hình răng cố định bằng mắc cài) là phương pháp điều trị răng mọc lệch lạc, sai vị trí, hô, móm… bằng hệ thống mắc cài – dây cung và các khí cụ chỉnh hình cố định và tháo lắp khác gắn trực tiếp lên răng và xương hàm. Dưới đây là một số kinh […]

Đã cập nhật 9 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

7 kinh nghiệm niềng răng ai cũng cần biết rõ

Niềng răng (chỉnh hình răng cố định bằng mắc cài) là phương pháp điều trị răng mọc lệch lạc, sai vị trí, hô, móm… bằng hệ thống mắc cài – dây cung và các khí cụ chỉnh hình cố định và tháo lắp khác gắn trực tiếp lên răng và xương hàm. Dưới đây là một số kinh nghiệm niềng răng  bạn có thể tham khảo để có được lộ trình niềng răng thành công và an toàn.

1. “Độ tuổi vàng” để thực hiện niềng răng

Độ tuổi thích hợp nhất để thực hiện niềng răng là từ 6 – 12 tuổi, lúc này hàm răng của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, việc điều chỉnh vị trí của răng trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn đã qua độ tuổi này thì nên niềng răng càng sớm càng tốt để hiệu quả chỉnh nha mang lại là cao nhất và thời gian điều trị niềng răng là ngắn nhất.

Độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là từ 6 -12 tuổi

2. Niềng răng có cần nhổ răng không?

Thông thường việc nhổ răng khi niềng sẽ được thực hiện nhiều ở niềng răng người lớn.

Thông thường, khi niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng ở một số vị trí như: răng số 4, số 8 (răng khôn) hoặc số 5 bởi những lý do sau đây:

  • Nhổ răng số 4: Là răng nằm ở chính giữa khung hàm, khi nhổ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để răng cửa bên ngoài và răng hàm bên trong di chuyển về vị trí mong muốn. Những khách hàng có hàm răng hô, móm, răng mọc khấp khểnh, chen chúc,… thường được chỉ định nhổ răng số 4.
  • Nhổ răng số 5: Tương tự như răng số 4, răng số 5 cũng có thể được chỉ định nhổ đi để tạo khoảng trống giúp các răng di chuyển về đúng vị trí khi niềng răng. Bên cạnh đó, răng số 4, 5 khi nhổ sẽ không ảnh hưởng đến các chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ, cơ mặt của khách hàng.
  • Nhổ răng số 8 (răng khôn): Là răng mọc sau cùng trong cung hàm, có nguy cơ ảnh hưởng đến răng kế cận. Tùy vào tình trạng răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ khi niềng răng bởi răng khôn mọc sẽ gây đau nhức, ảnh hưởng đến răng số 7, nguy cơ gây ra các bệnh như: viêm nha chu, sâu răng,…

3. Niềng răng có đau không?

Niềng răng trong khoản 1 – 2 tuần sau khi đeo niềng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau và ê răng, tuy nhiên không cần lo lắng vì cảm giác này sẽ nhanh hết. Bạn hoàn toàn yên tâm vì phương pháp niềng răng hạn chế tối đa việc đau nhức vì niềng răng không tác động đến cấu trúc răng.

4. Thời gian niềng răng là bao lâu?

Thời gian niềng răng thường là từ 14 – 23 tháng, tùy từng trường hợp mà thời gian này có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn.

Thông thường, một liệu trình niềng răng được chia làm nhiều giai đoạn như sau:

• Giai đoạn đầu (khoảng 2 – 6 tháng đầu tiên): Thời gian sắp xếp các răng trên cung hàm về vị trí chuẩn.

• Giai đoạn 2 (khoảng 3 – 6 tháng tiếp theo): Thời gian điều chỉnh trục các răng.

• Giai đoạn 3 (khoảng 6 – 9 tháng kế tiếp): Thời gian điều chỉnh toàn bộ các khớp cắn, tạo sự chuyển dịch về vị trí cân bằng.

 • Giai đoạn 4 (khoảng 3 – 6 tháng cuối): Duy trì sự ổn định của các răng, giữ cho khớp cắn nằm ở vị trí chuẩn và cố định.

5. Lựa chọn dụng cụ chăm sóc, vệ sinh khi niềng răng

Bàn chải lông mềm

Dù có đeo niềng răng hay không thì bạn vẫn cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Việc đánh răng sẽ giúp loại bỏ hết thức ăn thừa, ngăn ngừa hình thành mảng bám, vi khuẩn. Để tránh gây tổn thương cho răng và nướu hoặc làm gãy vỡ khí cụ niềng răng, bạn chỉ nên lựa chọn những bàn chải lông mềm và có kích thước, hình dạng phù hợp với khuôn miệng.

Bàn chải kẽ

Các chuyên gia chỉnh nha cho biết, người niềng răng nên sử dụng các loại bàn chải kẽ kết hợp với bàn chải thông thường để răng được chăm sóc tốt hơn. Loại bàn chải này được thiết kế bằng các sợi lông siêu mềm, mỏng, dễ dàng đi vào các kẽ hẹp nhất lấy đi mảng bám trên khe răng – nơi bàn chải thông thường không len tới được.

Chỉ nha khoa

Các bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên làm sạch răng với chỉ nha khoa sau khi ăn để đảm bảo sức khỏe răng miệng, gia tăng hiệu quả niềng răng. Việc làm này không hề tốn nhiều thời gian, công sức.

Bàn chải lưỡi

Đây là dụng cụ vệ sinh răng niềng mà bạn không thể bỏ qua. Bởi vì, lưỡi là nơi đọng lại rất nhiều cặn bã thức ăn và vi khuẩn gây bệnh. Việc chải lưỡi sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh viêm lợi, nha chu, sâu răng, hôi miệng…

Máy tăm nước

Máy tăm nước giúp loại bỏ mảng bám sâu giữa răng và viền dưới nướu, vào sâu bên trong những nơi bàn chải đánh răng cũng như chỉ tơ nha khoa truyền thống không thể chạm đến được. Máy tăm nước đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân đeo mắc cài chỉnh nha, người có cầu mão răng hoặc đang có răng giả, Implant…


6. Chế độ ăn uống trong quá trình niềng răng

Trong quá trình niềng răng, bạn nên ăn uống theo một chế độ đặc biệt, để đảm bảo thời gian thực hiện và hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

Những thực phẩm nên dùng:

• Món ăn được chế biến từ sữa như phô mai, sữa chua…

• Bánh mềm như bánh su, bông lan hay bánh trứng.

• Các món ăn như soup, bún, cháo, phở.

• Các món hầm, luộc, hấp.

• Ăn nhiều trái cây và rau củ.

Những thực phẩm nên tránh:

• Thức ăn nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, mạch nha…

• Các thức ăn chưa được chế biến kĩ, dai và cứng như cà rốt, thịt, bắp, đậu…

• Các loại trái cây như ổi, táo lê… Muốn ăn bạn nên cắt nhỏ hoặc ép lấy nước.

7. Những thói quen cần tránh khi niềng răng

Những thói quen xấu mà bạn nên chú ý loại bỏ trong quá trình niềng răngchỉnh nha như:

• Mút tay, đẩy lưỡi.

• Dùng tay để cạy gỡ các khí cụ niềng răng.

• Thói quen cắn móng tay hay dùng răng cắn vật cứng.

• Thường xuyên nhai kẹo cao su…

Hi vọng những kiến thức trên Trangrang.vn giúp ích cho bạn có thêm kinh nghiệm niềng răng áp dụng trong lộ trình niềng răng của mình để sở hữu hàm răng đẹp nụ cười xinh nhé!