Bệnh Áp Xe Là Gì? Áp Xe Ở Răng Và Những Điều Bạn Cần Biết

Bệnh áp xe luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người. Áp xe không chỉ gây đau nhức, mà nó còn khiến sức khỏe của bạn bị suy giảm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin liên quan về bệnh áp xe là gì, đặc […]

Đã cập nhật 21 tháng 3 năm 2023

Bởi Thảo Phạm

Bệnh Áp Xe Là Gì? Áp Xe Ở Răng Và Những Điều Bạn Cần Biết

Bệnh áp xe luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người. Áp xe không chỉ gây đau nhức, mà nó còn khiến sức khỏe của bạn bị suy giảm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin liên quan về bệnh áp xe là gì, đặc biệt là áp xe ở vùng răng miệng.

Bệnh Áp Xe Và Áp Xe Ở Răng

Áp xe răng xuất hiện ở vùng nướu chân răng.
Áp xe răng xuất hiện ở vùng nướu chân răng.

Áp xe là một ổ viêm nhiễm, sưng lên thành một khối u mềm do tích tụ vi khuẩn, xác bạch cầu và các mảnh tế bào chết. Khi trên cơ thể xuất hiện áp xe, vùng da xung quanh sẽ trở nên sưng, đỏ và có cảm giác đau nhức. Áp xe có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, kể cả khu vực răng miệng.

Áp xe răng là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, xuất hiện ở phần trong của răng, nơi tích tụ mủ và có thể gây đau đớn mức độ vừa đến nặng ở người bệnh. Áp-xe răng xuất hiện khi sâu răng lâu ngày không được điều trị hoặc khi có một vết nứt hay sứt mẻ trong răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tìm đường vào tủy răng (phần mềm bên trong răng) và gây viêm nhiễm. 

Một khi vi khuẩn đã vào bên trong, nó sẽ lan đến chân răng, gây sưng nướu răng. Khi tình trạng viêm nhiễm diễn ra, nó sẽ dồn mủ vào một chỗ hẹp (gọi là ổ áp-xe) ở đầu chân răng, dẫn đến tình trạng sưng tấy. Trong trường hợp nặng hơn, áp xe răng có thể kèm theo nhiễm trùng vùng nướu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

>>> Lưỡi trắng và chứng hôi miệng – Nguyên nhân và cách điều trị

Triệu Chứng

  • Đau răng dai dẳng, đau nhói hoặc dữ dội ở vùng nướu gần chân răng.
  • Vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ.
  • Đau khi nhai hay cắn.
  • Phát sốt.
  • Sưng ở mặt hoặc má.
  • Các hạch bạch huyết ở vùng hàm, cổ bị mềm hoặc sưng lên.
  • Chất lỏng có mùi hôi chảy ra trong miệng sau khi hết đau có nghĩa là ổ áp xe đã vỡ.

Các Yếu Tố Làm Tăng Nguy Cơ Bị Áp Xe Răng

Các nguyên nhân áp xe răng:

Các Thói Quen Răng Miệng Xấu: Không đánh răng, vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc không đúng cách.

Chế Độ Ăn Nhiều Đường: Đường khiến răng dễ nhạy cảm, bị sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập thành ổ áp xe.

Các Vấn Đề Sức Khỏe Khác: Bệnh tiểu đường hoặc các bệnh tự miễn khác cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ bị áp xe.

Khi Nào Bạn Nên Đến Gặp Nha Sĩ?

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào được liệt kê bên trên, bạn nên gặp nha sĩ của mình ngay lập tức, đặc biệt là khi bạn bắt đầu bị sưng mặt hay bị sốt. Nếu bạn không thể sắp xếp lịch hẹn với nha sĩ ngay, bạn nên đến phòng khám đa khoa vì những triệu chứng này có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng đã có thể lan đến hàm và mô xung quanh.

Cách duy nhất giúp bạn hết đau là được điều trị răng miệng đúng cách. Bạn có thể cảm thấy mức độ đau đớn giảm đi khi ổ áp-xe đã vỡ, nhưng bạn vẫn cần sự hỗ trợ chuyên môn. Tình trạng viêm nhiễm có thể lan đến các phần khác như hàm, đầu, cổ hoặc thậm chí là dẫn đến nhiễm trùng máu (một dạng nhiễm trùng toàn thân có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn).

Tags: