Niềng răng ở trẻ em rất quan trọng và cần lựa chọn đúng thời điểm cũng các giai đoạn niềng răng tương ứng với giai đoạn phát triển của răng hàm. Niềng răng ở trẻ em niềng răng theo dõi, duy trì và dự phòng vì trẻ trong giai đoạn phát triển sẽ có nhiều những thay đổi. Bởi vậy, thời gian niềng răng cho trẻ em cũng có thể dài hơn bình thường. Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn thông tin các giai đoạn niềng răng ở trẻ em.
Các giai đoạn niềng răng ở trẻ em trải qua mấy bước?
Các giai đoạn niềng răng ở trẻ em thường phải trải qua 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Khi bé từ 8 – 10 tuổi
Giai đoạn này là khi bé khoảng từ 8 – 10 tuổi, là thời kỳ răng hỗn hợp, vừa có răng sữa vừa có răng cố định, lại có thể có khoảng trống bị thiếu răng.
Do đó, thời gian niềng răng cho trẻ lúc này chủ yếu là sắp xếp lại các răng hiện tại và duy trì khoảng trống đủ để cho răng cố định mọc lên.
Giai đoạn 2: Khi bé từ 10 tuổi trở lên
Trong giai đoạn này, xương hàm phát triển rất mạnh, răng cố định hoàn thiện dần. Bởi vậy cấu trúc khuôn mặt sẽ thay đổi rất mạnh. Niềng răng trong thời kỳ này sẽ khó khăn hơn vì phải dự đoán được chính xác hướng phát triển của xương hàm, thế mọc của răng ngay từ đầu. Như thế mới có thể đưa ra được những chỉ định điều trị kịp thời và phù hợp để chỉnh ra được hiệu quả nhất.
Nhờ có sự tiên lượng này mà thời gian chỉnh nha trẻ em sẽ ngắn hơn so với việc chỉnh nha khi đã trưởng thành.
Thời điểm niềng răng tốt nhất cho trẻ là khi nào?
Theo các nghiên cứu của hiệp hội nha khoa thế giới, thời điểm niềng răng cho trẻ em tốt nhất là khi trẻ nằm trong khoảng từ 8 – 16 tuổi. Đây là thời điểm các răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc lên đầy đủ.
Bởi vì, ở giai đoạn này xương hàm và răng vĩnh viễn của trẻ còn mềm và vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, việc nắn chỉnh và sắp xếp lại khuôn răng sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn, ít gây đau nhức và khó chịu cho trẻ, hiệu quả đạt được luôn ở mức tối đa. Ngoài ra, niềng răng – chỉnh nha trong gian đoạn này còn giúp giảm thiểu chi phí và thời gian điều trị.
Những bệnh lý nha khoa thường gặp ở trẻ em
Ngoài việc chỉnh nha kịp thời, bố mẹ cần dành thời gian quan tâm đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng của con mỗi ngày để phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm như:
Sâu răng
Thích đồ ngọt như bánh kẹo, kem,…và thường xuyên ăn đêm là nguyên nhân khiến răng của trẻ dễ bị sâu. Dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn, nếu bị sâu răng tấn công thì đều gây ra những tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ của hàm răng trong tương lai.
Viêm nướu, viêm chân răng
Chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đánh răng hàng ngày, thế nên trẻ em rất “lười” chải răng và chải răng một cách qua loa. Đây là điều kiện để vôi răng hình thành và đeo bám quan chân răng dẫn đến viêm nhiễm.
Viêm tủy răng cấp
Khi sâu răng biến chứng nặng và ăn sâu vào bên trong thân răng sẽ gây ra bệnh viêm tủy. Viêm tủy răng khiến trẻ đau nhức và không thể ăn nhai như bình thường, làm suy giảm sức khỏe răng hàm cũng như sức khỏe toàn thân.
Vì vậy, ngoài việc chú ý đến các giai đoạn niềng răng ở trẻ em, phụ huynh cần phải trang bị những kiến thức chăm sóc răng miệng quan trọng để giúp con bảo vệ hàm răng khỏe đẹp, tự tin bước vào tương lai. Hãy theo dõi website trangrang.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm sóc răng bổ ích nhé!