Niềng răng đang là chủ đề được mọi người quan tâm, không chỉ các bạn trẻ mà người lớn tuổi cũng có thể niềng răng để sở hữu nụ cười tỏa sáng. Thông thường, khi nhắc đến niềng răng ta sẽ nghĩ rằng niềng cả hai hàm, vậy liệu có thể chỉ niềng răng hàm trên hoặc hàm dưới được không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn!
Niềng răng hàm trên là gì?
Cũng giống như niềng răng truyền thống, niềng răng hàm trên sử dụng các khí cụ khác nhau như mắc cài hoặc không mắc cài giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí và giúp gương mặt cân đối và hài hòa.
Các nguyên nhân dẫn đến răng bị hô là do di truyền từ ông bà, cha mẹ hoặc từ các thói quen khi còn nhỏ như đẩy lưỡi, bú bình quá lâu,… khiến cho hai hàm không được cân xứng và hàm trên sẽ đưa ra phía trước nhiều hơn so với hàm dưới.
Các trường hợp nào được niềng răng hàm trên?
Niềng răng hàm trên chỉ áp dụng cho những bệnh nhân có:
- Răng hô, móm ở hàm trên với mức độ nhẹ.
- Các răng mọc khá thưa ở hàm trên, hoặc bị mất răng.
- Răng hàm trên không đều, mọc lệch lạc không đúng bị trí.
Nếu tình trạng của bạn phù hợp với những trường hợp thì có thể niềng răng hàm trên sẽ là phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Bên cạnh đó, niềng răng một hàm cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nó cũng tìm ẩn nhiều rủi ro như: khớp cắn giữa hai hàm bị lệch, không đồng nhất, bất tiện khi ăn uống,… Vì thế, bạn nên tìm đến các bác sĩ để được tư vấn để đưa ra quyết định phù hợp.
Niềng răng hàm trên có ảnh hưởng đến chức năng nhai không?
Đây là câu hỏi mà hầu như các khách hàng đều thắc mắc khi quyết định niềng răng. Trong thực tế, bởi ảnh hưởng từ các dụng cụ nha khoa khi niềng răng nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chức năng nhai. Bạn sẽ cảm thấy vướng víu, khó ăn, thậm chí là đau nhức.
Nó khá bất tiện trong khoảng thời gian đầu, làm cho bệnh nhân lười ăn uống. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng được khắc phục trong 1 -2 tuần. Bạn nên ưu tiên những thực phẩm xốp mềm, các chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không bị hôi miệng do thức ăn thừa bám trên khay niềng.
Quy trình niềng răng hàm trên như thế nào?
Thông thường, quá trình niềng răng hàm trên sẽ được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần đến nha khoa để được các bác sĩ tư vấn và chụp X-quang về tình trạng răng miệng.
- Bước 2: Tiếp theo, nha sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và lấy dấu răng bệnh nhân.
- Bước 3: Thiết kế mắc cài phù hợp với khuôn răng của bệnh nhân, thường mất khoảng 1 tuần để hoàn thành.
- Bước 4: Lúc này, bạn sẽ được tiến hành gắn mắc cài vào răng theo như lịch hẹn với nha khoa. Ban đầu có vẻ khá khó chịu nhưng yên tâm, bạn sẽ dần quen với khay niềng.
Bạn sẽ đeo niềng trong khoảng thời gian từ 12-24 tháng tùy theo trình trạng răng. Sau đó, khi tháo niềng bạn có thể dùng hàm duy trì cố định để giữ cho răng không bị lệch.
Nên niềng răng hàm trên ở đâu? Và giá là bao nhiêu?
Hiện nay, có rất nhiều phòng khám nha khoa cung cấp các dịch vụ niềng răng khác nhau như: niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt,… Tuy nhiên bạn nên lựa chọn những nha khoa uy tín. Những dịch vụ niềng răng giá rẻ tiềm ẩn nhiều rủi ro, hay gặp phải các bác sĩ không có chuyên môn cao thì rất nhiều khả năng bạn sẽ “tiền mất, tật mang”.
Chi phí niềng răng hàm trên sẽ phụ thuộc vào bạn lựa chọn niềng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng trong suốt sẽ có mức giá khác nhau. Khi đến gặp nha sĩ, bạn sẽ được giới thiệu về liệu trình lựa chọn về thời gian niềng, chi phí điều trị và lịch khám. Tùy vào tình trạng răng của mỗi người sẽ có thời gian điều trị khác nhau.
Bài viết trên đã cho bạn cái nhìn tổng quan về niềng răng hàm trên, tuy nhiên bạn nên trực tiếp đến nha khoa để được hướng dẫn một cách cụ thể nhất. Hy vọng bài viết này bổ ích cho bạn!
Nguồn tham khảo: