Tất tần tật 14 cách chữa hôi miệng dân gian hiệu quả nhất bạn nên biết

Hôi miệng khiến cho chúng ta bị xa lánh và dần mất sự tự tin trong giao tiếp. Sau đây là 14 cách chữa hôi miệng dân gian hiệu quả cao mà bạn nên đọc.

Đã cập nhật 23 tháng 9 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Tất tần tật 14 cách chữa hôi miệng dân gian hiệu quả nhất bạn nên biết


Hôi miệng là một vấn đề nhạy cảm và cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng không tốt. Do đó, trangrang sẽ chia sẻ với các nàng về 14 cách chữa hôi miệng dân gian cực kỳ an toàn và hiệu quả.

Cách chữa hôi miệng dân gian hiệu quả

Biểu hiện của bệnh hôi miệng

Biểu hiện của bệnh hôi miệng

Bệnh hôi miệng được hiểu đơn giản là có mùi khó chịu phát ra từ miệng. Chứng hôi miệng có thể thỉnh thoảng mới xảy ra, hoặc trở thành bệnh mãn tính. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ khoảng 4 người thì có 1 người mắc chứng hôi miệng. Đây được xem là vấn đề phổ biến. Nó gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như giao tiếp trong cuộc sống của nhiều người.

Các nàng có biết nguyên nhân gây ra hôi miệng?

Để trị dứt điểm, bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Nguyên nhân đầu tiên có thể là do các bệnh nhiễm trùng ở miệng. Các bệnh thường gặp đó là viêm nha chu, áp xe răng miệng… Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng cũng dễ gây hôi miệng. Chứng khô miệng cũng góp phần gây sâu răng, hôi miệng.

nguyên nhân gây hội miệng

Đâu là nguyên nhân gây ra hôi miệng?

Những tác động gây hôi miệng khác đến từ các bệnh về gan, thận và dạ dày. Đó là lí do vì sao khi ợ hơi, bạn sẽ cảm nhận mùi hôi từ dạ dày bốc ra miệng. Thêm vào đó, nếu bạn thường xuyên ăn thức ăn nặng mùi, nhiều dầu mỡ hoặc uống thức uống có cồn và hút thuốc, hơi thở bạn cũng sẽ có mùi hôi. Điều này khiến không ít người cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Cụ thể, những nguyên nhân chính gây hôi miệng có thể kể đến như:

  • Thực phẩm: Một số thực phẩm nặng mùi có thể gây ra mùi hôi miệng tạm thời khi bạn sử dụng. Chẳng hạn như tỏi, hành, thực phẩm cay, phô mai… hoặc một số loại đồ uống có tính axit như cà phê có thể để lại mùi khó chịu. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm thừa còn bám trong răng kích thích sự phát triển của vi khuẩn và mảng bám cũng gây ra mùi hôi miệng.
  • Thuốc lá: Thuốc lá hút hoặc nhai đều để lại hóa chất trong miệng bạn. Bản thân các loại thuốc lá cũng đã để lại mùi. Ngoài ra việc hút thuốc lá cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng, là nguyên nhân gây nên mùi hôi miệng.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Khi bạn không đánh răng hoặc xỉa răng đều đặn, thức ăn thừa còn bám trong miệng có thể dẫn đến một số bệnh về nướu hoặc gây nên các mảng bám. Chúng làm vi khuẩn phát triển gây nên chứng viêm nha chu làm hơi thở có mùi hôi.

Vệ sinh răng miệng kém

  • Khô miệng: hay còn được gọi là xerotomia, điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng. Trong điều kiện bình thường, nước bọt sẽ giúp làm ẩm và sạch miệng. Khi cơ thể không sản xuất đủ nước bọt, dễ dẫn đến tình trạng rối loạn mô liên kết làm tích tụ mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.
  • Dược phẩm: Một số loại thuốc uống có thể gây nên tình trạng hôi miệng. Một phần nguyên nhân là do làm giảm nước bọt, hoặc tự thân các loại thuốc tạo ra mùi khi chúng phân hủy và giải phóng hóa chất trong hơi thở. Có thể kể đến một số loại như nitrat được sử dụng trong điều trị đau thắt ngực, một số hóa chất hóa trị và thuốc an thần hoặc vitamin liều cao cũng có thể dễ bị hôi miệng.
  • Nhiễm trùng trong miệng: Một số các chứng nhiễm trùng miệng như sâu răng, bệnh về nướu răng hoặc răng bị chẹn trong xương hàm cũng có thể gây hôi miệng.

Một số thực phẩm nặng mùi có thể gây ra mùi hôi miệng tạm thời.

  • Viêm mũi, cổ họng: Tai, mũi, họng của chúng ta luôn có sự liên thông với nhau. Do đó, khi bạn mắc các chứng như viêm mũi, viêm amidan hoặc bệnh xoang cũng có thể gây ra chứng hôi miệng.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trực tiếp ở trên, thì một số nguyên nhân khác gây hôi miệng có thể đến từ một số bệnh như bệnh thận, tiểu đường, rối loạn phản xạ dạ dày thực quản… khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Bệnh hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? Có truyền nhiễm hay không?

Bệnh hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Từ những nguyên nhân kể trên, nếu bạn đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn không thấy thuyên giảm, thì tốt nhất bạn nên đi khám. Nguyên nhân là do đây có thể là biểu hiện ban đầu của một số bệnh như viêm xoang, thực quản, trào ngược dạ dày hoặc một số loại bệnh chuyển hóa khác. Có thể điểm qua một vài bệnh gây mùi hôi miệng phổ biến như sau:

  • Bệnh tiểu đường: Khi nồng độ insulin của một người mắc bệnh tiểu đường quá thấp, cơ thể họ không thể chuyển hóa đường và bắt đầu sử dụng chất béo để thay thế. Khi hàm lượng chất béo trong cơ thể bị phá vỡ, ketone được sản xuất và tích tụ với số lượng lớn. Điều này có thể gây ra mùi hơi thở đặc biệt khó chịu. Nếu không phát hiện đúng bệnh và điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Giãn phế quản: Đây là tình trạng đường thở bị giãn nở rộng hơn bình thường, khiến chất nhầy tích tụ dẫn đến hôi miệng.
  • Tắc ruột: Hơi thở có thể có mùi rất nặng nếu như bạn gặp tình trạng này trong một thời gian dài. Nguyên nhân là do sự chuyển động của ống tiêu hóa bị suy giảm và làm tắc thức ăn, hơi hoặc nước uống khiến hoạt động tiêu hóa bị đình trệ.

Có thể thấy, các bệnh này đều không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây khi tiếp xúc gần.

14 Cách chữa hôi miệng từ dân gian mà bạn nên biết

1. Dùng nước muối

cách chữa hôi miệng dân gian dùng nước muối

Dùng nước muối

Muối có tính năng sát khuẩn thần kỳ. Hãy ngậm muối 3 lần/ngày! Hơi thở bạn không những được cải thiện mà bạn còn tránh được các bệnh như viêm họng, sâu răng.

  • Cách làm: Pha muối với nước theo tỉ lệ phù hợp. Dung dịch không nên quá mặn hoặc quá nhạt. Dùng nước muối để ngậm và súc miệng mỗi ngày.
  • Lưu ý: Nước muối tự pha tại nhà có thể không đúng tỉ lệ và muối không đảm bảo an toàn. Vì vậy các nàng có thể đến tiệm thuốc mua nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng sạch sẽ và dễ dàng.

2. Dùng tinh dầu tràm

cách chữa hôi miệng dân gian Dùng tinh dầu tràm

Dùng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm có công dụng sát trùng và kháng khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng. Đồng thời, mùi thơm dịu nhẹ của tinh dầu sẽ giúp hơi thở bạn thơm mát.

  • Cách làm: Mỗi khi đánh răng, bạn nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm vào bàn chải. Sẽ tuyệt vời hơn nếu các nàng kết hợp với nước cốt lá bạc hà để súc miệng.

3. Dùng lá bạc hà

cách chữa hôi miệng dân gian Dùng lá bạc hà

Lá bạc hà

Lá bạc hà có chức năng sát khuẩn và giúp hơi thở bạn luôn thơm mát. Đặc biệt, lá bạc hà có tính mát nên có thể cải thiện tình trạng hôi miệng đáng kể.

  • Cách thực hiện: Dùng là bạc hà như một loại rau sống và ăn kèm trong bữa ăn. Hoặc các nàng có thể nhai lá bạc hà trực tiếp. Nếu bạn cảm thấy khó ăn sống lá bạc hà thì hãy cắt nhỏ và vắt lấy nước cốt. Pha 1 ly nước ấm với nước cốt bạc hà và muối để làm dung dịch súc miệng mỗi ngày. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự thay đổi trong hơi thở chỉ sau 2-3 ngày.
  • Lưu ý: Bạn không nên dùng các sản phẩm có hương bạc hà thay cho lá bạc hà tự nhiên. Vì những sản phẩm này có thể làm cho hơi thở bạn nặng mùi hơn.

4. Dùng chanh

cách chữa hôi miệng dân gian dùng chanh

Chanh có khả năng khử mùi hơi thở

Một trong những loại trái cây chứa nhiều axit và vitamin C nhất chính là chanh. Nhờ đặc điểm này mà chanh rất hiệu quả trong việc chữa hôi miệng và giúp răng sáng bóng hơn.

  • Cách thực hiện: Các nàng dùng vỏ chanh tươi hoặc nước cốt chanh để khử mùi hôi của miệng. Với vỏ chanh tươi, các nàng rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó, nhai thật kỹ và nuốt. Ngoài ra, các nàng có thể vắt lấy nước cốt chanh và pha với muối để súc miệng.  Hoặc dùng hỗn hợp đó chải răng và lưỡi mỗi sáng và tối.

5. Dùng trà xanh

cách chữa hôi miệng dân gian bằng lá trà

Trà xanh có chất polyphenol giúp răng chắc khẻo và khử mùi

Trà xanh là thực phẩm có chất chống oxy hóa nên có thể chữa hôi miệng và viêm nướu rất tốt. Các nàng có thể dùng lá trà xanh mỗi ngày để cải thiện mùi hơi thở.

  • Cách thực hiện: Các nàng đun sôi lá trà xanh và để nguội. Dùng nước trà xanh súc miệng sau khi ăn hoặc uống hằng ngày. Trong lá trà xanh có nhiều polyphenol hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và giúp răng chắc khỏe.

6. Dùng mật ong

cách chữa hôi miệng dân gian Dùng mật ong

Mật ong sẽ giúp bạn có hơi thở thơm mát

Với phái đẹp, mật ong được biết đến như thực phẩm vàng với những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Trong mật ong có nhiều thành phần kháng sinh nên có khả năng diệt khuẩn. Đây là một trong những cách chữa hôi miệng dân gian được áp dụng từ xưa đến nay.

  • Cách làm: Các nàng nên dùng mật ong cùng với các thành phần khác như: chanh, bột quế, táo,… để tăng cường khả năng khử mùi. Chẳng hạn, các nàng pha bột quế với mật ong và nước ấm để súc miệng mỗi ngày. Cách làm này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn hôi miệng và mang lại hơi thở có hương quế dễ chịu. Bên cạnh đó, các nàng cũng có thể cho mật ong và nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:2 vào 50ml nước ấm để súc miệng.

7. Dùng dầu dừa

cách chữa hôi miệng dân gian Dùng dầu dừa

Dầu dừa

Dầu dừa vừa dễ tìm vừa có công dụng tuyệt vời trong việc khử mùi hôi miệng. Dầu dừa sẽ làm sạch mảng bám ở răng và lưỡi nên rất hiệu quả trong việc chữa hôi miệng.

  • Cách làm: các bạn nhỏ vài giọt dầu dừa lên bàn chải và đánh răng kỹ ở những vị trí dễ bám thức ăn. Thực hiện chải răng trong vòng 3-4 phút và súc miệng lại với nước. Đơn giản hơn, các bạn dùng dầu dừa như dung dịch súc miệng 5-10 phút mỗi ngày và súc lại bằng nước sạch. Để đạt được hiệu quả tốt hơn, các nàng nhớ đảo đều để dầu dừa có thể len lỏi đến các vị trí khác nhau của răng.

8. Dùng Baking Soda

cách chữa hôi miệng dân gian Dùng Baking Soda

Baking soda sẽ giúp cải thiện tình trạng hơi thở nặng mùi (Nguồn: Internet)

Không còn xa lạ với phái đẹp, baking soda có rất nhiều chức năng như: trị mụn, trị sẹo, làm trắng răng. Đặc biệt, baking soda còn được dùng để chữa chứng hôi miệng.

  • Cách làm: Các nàng dùng hỗn hợp baking soda với nước cốt chanh như kem đánh răng. Cho bột baking soda vào chén và thêm nước cốt chanh. Sau khi hỗn hợp đã sủi hết bọt, các nàng lấy bàn chải thấm vào hỗn hợp và thực hiện chải răng như bình thường. Sau đó, các bạn hoàn toàn có thể đánh răng với kem đánh răng lại một lần nữa.
  • Lưu ý: Do tính tẩy mạnh của baking soda, các bạn chỉ nên thực hiện cách này 2 lần/tuần và dừng khi hơi thở không còn nặng mùi. Nếu sử dụng thường xuyên, baking soda sẽ làm mòn men răng tự nhiên và gây ê buốt.

9. Dùng lá mùi tàu (Ngò gai)

cách chữa hôi miệng dân gian bằng ngò gai

Rau mùi tàu

Lá mùi tàu (ngò gai) là một trong các loại rau sống quen thuộc ăn kèm với các món ăn thường ngày. Ngoài ra, ngò gai còn có công dụng tuyệt vời trong việc chữa các bệnh cảm cúng, ho, đầy hơi, khó tiêu và nhất là chứng hôi miệng.

  • Cách làm: Các nàng rửa sạch và cắt nhỏ một nắm ngò gai để sắc lấy nước đặc. Khi nước nguội, các bạn thêm một ít muối và khuấy đều. Chăm chỉ dùng dung dịch này để súc miệng mỗi ngày, bạn sẽ có được hơi thở thơm mát.

10. Dùng lá ổi

cách chữa hôi miệng dân gian Dùng lá ổi

Dùng ổi là cách chữa hội miệng dân gian

Lá ổi có thể dễ dàng tìm thấy trong sân vườn nhà ở những vùng ven thành phố và vùng quê. Vì vậy, ông bà ta thường dùng lá ổi để làm trắng răng. Nó giúp loại bỏ các mảng bám ố vàng và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi.

  • Cách làm: Có hai cách chữa hôi miệng khi dùng lá ổi. Một là nhai 3-4 búp lá ổi non đã rửa sạch để vệ sinh kẽ và chân răng. Các nàng đừng quên nhai đều và súc miệng lại bằng nước muối pha loãng. Với cách thứ hai, các nàng nấu lá ổi non và súc miệng sau khi dùng bữa 30 phút.

11. Dùng gừng

cách chữa hôi miệng dân gian Dùng gừng

Gừng giúp chữa hôi miệng cực kỳ hiệu quả

Gừng là nguyên liệu không còn xa lạ gì trong căn bếp của người Việt. Ngoài khả năng chữa bệnh cảm, lạnh bụng thì gừng còn có tác dụng thần kỳ trong việc chữa chứng hôi miệng.

  • Cách làm: Các bạn mua gừng tươi, để nguyên vỏ, thái lát mỏng và đun sôi 5-10 phút trong nước. Sau đó, để nguội và dùng nước gừng làm dung dịch súc miệng mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp gừng và trà xanh bằng cách thêm vài lát gừng vào trà khi uống.

12. Dùng vỏ bưởi

cách chữa hôi miệng dân gian Dùng vỏ bưởi

Vỏ bưởi

Trong vỏ bưởi có nhiểu tinh dầu với chất cay mạnh giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng một cách nhanh chóng. Đây là cách đơn giản và được nhiều người áp dụng để chữa hôi miệng.

  • Cách làm: các nàng đem vỏ bưởi đi rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó, nhai trực tiếp để tinh dầu trong vỏ bưởi được tiết ra và vệ sinh toàn bộ vùng miệng. Hoặc thay vào đó, các bạn nấu vỏ bưởi và dùng nước vỏ bưởi nguội để súc miệng mỗi ngày 2 lần.  Bạn sẽ nhanh chóng lấy lại hơi thở thơm mát chỉ sau một thời gian ngắn.

13. Dùng bột quế

cách chữa hôi miệng dân gian Dùng bột quế

Bột quế

Trong bột quế có chứa chất kháng khuẩn giúp trị các chứng bệnh như sâu răng, viêm nướu. Đồng thời, người xưa còn dùng bột quế để khiến hơi thở có mùi dễ chịu.

  • Cách làm: Các bạn thực hiện dung dịch súc miệng từ bột quế và nước ấm. Thường xuyên ngậm, súc miệng và đảo đều dung dịch trong khoang miệng để làm sạch mọi ngóc ngách. Nếu không, bạn cũng có thể dùng bột quế cùng với mật ong để chữa hôi miệng hiệu quả hơn.

14. Dùng giấm táo

cách chữa hôi miệng dân gian dùng giấm táo

Giấm táo

Nhờ qua quá trình lên men tự nhiên nên trong giấm táo có rất nhiều axit giúp vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa hơi thở nặng mùi.

Cách làm: các nàng cho một 1 muỗng canh giấm táo vào một cốc nước và uống trước khi ăn. Cách này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Hoặc bạn uống trực tiếp một muỗng canh giấm táo sau mỗi khi ăn.

Từ 14 cách chữa hôi miệng theo phương pháp dân gian trên, bạn có thể áp dụng để hơi thở thơm mát dài lâu. Những cách làm này vừa đơn giản vừa dễ thực hiện, hãy thử ngay bạn nhé! Trangrang chúc bạn thực hiện thành công và có được hàm răng trắng đẹp, hơi thở thơm mát.

Nguồn tham khảo:  | Đẹp365