Nguyên Nhân Hôi Miệng Khi Ngủ Dậy và Cách Trị Hôi Miệng Sau 1 Đêm

Hằng ngày, sau khi thức dậy bạn thường sẽ tắt đồng hồ báo thức (hoặc ngủ nướng thêm trong khoảng 10 phút nữa), vươn vai và bắt đầu lập danh sách việc những việc cần để khởi động cho một ngày mới tuyệt vời. Trong khi đang hào hứng bắt đầu một ngày mới, bạn […]

Đã cập nhật 20 tháng 3 năm 2023

Bởi Thảo Phạm

Nguyên Nhân Hôi Miệng Khi Ngủ Dậy và Cách Trị Hôi Miệng Sau 1 Đêm

Hằng ngày, sau khi thức dậy bạn thường sẽ tắt đồng hồ báo thức (hoặc ngủ nướng thêm trong khoảng 10 phút nữa), vươn vai và bắt đầu lập danh sách việc những việc cần để khởi động cho một ngày mới tuyệt vời. Trong khi đang hào hứng bắt đầu một ngày mới, bạn bỗng nhận ra có mùi gì đó khó chịu làm đứt dòng suy nghĩ của bạn, đó chính là chứng hôi miệng vào buổi sáng. Không cần phải lúng túng hay ngượng ngùng vì hầu như tất cả mọi người đều gặp phải vấn đề này. Đâu là nguyên nhân gây hôi miệng sau khi ngủ dậy, và cách trị hôi miệng sau 1 đêm dài là gì? Hãy cùng iRefresh tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nguyên Nhân Gây Hôi Miệng Và Hôi Miệng Vào Buổi Sáng

Theo Hiệp hội nha khoa Mỹ, hôi miệng (còn được gọi là hơi thở có mùi khó chịu) thường phát ra từ miệng do vệ sinh răng miệng không đầy đủ và không đúng cách. Miệng là thiên đường cho loại vi khuẩn trú ngụ. Chúng có thể ẩn nấp giữa các kẽ răng, dọc theo bề mặt nướu và trên bề mặt lưỡi. Khi đó, vi khuẩn miệng phá vỡ các hạt thức ăn thừa còn đọng lại, dẫn đến việc giải phóng các chất có mùi hăng và khó chịu, gây nên tình trạng hôi miệng.

Để giải quyết trình trạng trên, chúng ta cần tìm hiểu gốc rễ của vấn đề. Theo Mayo Clinic, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi vào buổi sáng.

  • Thực phẩm: Ngoài các hạt thức ăn còn sót lại trong miệng, một số loại thực phẩm có thể gây ra hơi thở có mùi khó chịu. Những loại thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, sẽ đi vào máu và được đưa đến phổi của bạn. Từ đây chúng có ảnh hưởng xấu đến hơi thở, đặc biệt là đối với thực phẩm được ăn vào buổi tối muộn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Khô miệng: Nước bọt chính là trợ thủ đắc lực của bạn trong việc vệ sinh răng miệng. Nước bọt giúp tiêu diệt vi khuẩn và rửa trôi những hạt thức ăn còn sót lại trong miệng. Khô miệng, còn được gọi là xerostomia, làm giảm khả năng sản xuất nước bọt. Khi bạn ngủ, lượng nước bọt được tiết ra sẽ giảm đi, do đó, chúng ta thường thức dậy với hơi thở khó chịu trong miệng.
  • Bỏ bê việc chăm sóc răng miệng: Ngoài việc ngó lơ việc loại bỏ những hạt thức ăn thừa và vi khuẩn gây hại bằng cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, coi thường việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng có thể dẫn đến bệnh nha chu.
  • Thuốc lá: Có một lý do khiến những người hút thuốc bị hôi miệng. Đó là bởi vì họ dễ bị mắc bệnh nha chu hơn những người không hút thuốc.
  • Dược phẩm: Khô miệng là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Một số loại thuốc khác, sau khi được hấp thụ bởi cơ thể, sẽ giải phóng các chất gây mùi hôi vào hơi thở của bạn.

Xem thêm: Liệu nhiễm trùng xoang có gây ra hôi miệng?

Biện Pháp Trị Hôi Miệng Nhanh Chóng và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Để chữa trị hôi miệng tại nhà hiệu quả và nhanh chóng không hề khó khi bạn đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Dưới đây là những biện pháp trị chứng hơi thở có mùi khó chịu chỉ sau 1 đêm đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:

  • Uống giấm táo pha loãng: Trong giấm táo có chứa Pectin giúp hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn. Uống từ 1 đến 2 thìa giấm táo sẽ giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng. Đồng thời, giấm táo cũng có chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường lợi khuẩn trong cơ thể của bạn.
  • Sử dụng tinh dầu: Các loại tinh dầu như bạc hà có chức năng kháng khuẩn khử mùi rất tốt. 
  • Chanh tươi: Nước cốt chanh chứa Axit Citric có đặc tính khử mùi và tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Một cốc nước chanh pha loãng sẽ  giúp bạn loại bỏ được mùi khó chịu trong hơi thở một cách nhanh chóng. 
  • Đánh răng: Sau khi thức dậy, đánh răng là điều đầu tiên bạn cần làm. Bàn chải đánh răng sẽ giúp bạn vệ sinh các mảng bám, thức ăn thừa và vi khuẩn, giúp khoang miệng của bạn luôn sạch sẽ, hạn chế mùi khó chịu.
  • Súc miệng: Nước súc miệng có chứa tinh chất bạc hà hoặc Chlorine Dioxide có tác dụng khử mùi hôi hiệu quả. Bạn nên sử dụng nước súc miệng thường xuyên bên cạnh việc đánh răng để tăng cường hiệu quả giảm mùi khó chịu trong khoang miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối pha loãng hoặc dung dịch baking soda để súc miệng. Điều này cũng có tác dụng khử mùi tương tự.
  • Sử dụng kẹo cao su: Bí quyết để giữ hơi thở luôn thơm mát là kẹo cao su. Bạn có thể nhai 1 viên kẹo cao su không đường khi cảm thấy hơi thở của mình có mùi khó chịu. Việc này sẽ khiến miệng tiết ra nước bọt, giảm khô miệng.
  • Bên cạnh việc chữa trị hôi miệng thì các biện pháp phòng ngừa cũng rất quan trọng. Hãy tham khảo những thói quen tốt sau đây và duy trì thường xuyên để tránh tình trạng hôi miệng sau 1 đêm:
  • Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng hôi miệng dạ dày. 
  • Bỏ các thói quen xấu: Một cách đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa hôi miệng vào buổi sáng là tránh những nguyên nhân gây ra vấn đề này. Điều đó có nghĩa là bạn cần cân nhắc về những loại thực phẩm mà bạn ăn vào ban đêm, từ bỏ thói quen hút thuốc lá và uống đủ nước. Nếu bạn chợt tỉnh giấc vào ban đêm và cảm thấy khát, hãy để một ly nước bên cạnh giường của bạn để bạn có thể lấy nhấp một ngụm nhỏ.

Bất kể vào khoảng thời gian nào trong ngày, hôi miệng là tình trạng không ai mong muốn và có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Một điều bất biến về mọi cách trị hôi miệng sau 1 đêm là duy trì thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Điều đó có nghĩa là bạn hãy đánh răng ít nhất hai lần một ngày, sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng thường xuyên và chú ý khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Tags: