Cấu tạo hàm răng và quy trình thay răng vĩnh viễn ở người

Răng là một phần quan trọng của cơ thể, không chỉ đảm nhận vai trò thẩm mỹ mà còn cung cấp chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa và tạo nền móng cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, ít người quan tâm đến cấu trúc và chi tiết của hàm răng. Trong phần […]

Đã cập nhật 8 tháng 12 năm 2023

Bởi Thảo Phạm

Cấu tạo hàm răng và quy trình thay răng vĩnh viễn ở người

Răng là một phần quan trọng của cơ thể, không chỉ đảm nhận vai trò thẩm mỹ mà còn cung cấp chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa và tạo nền móng cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, ít người quan tâm đến cấu trúc và chi tiết của hàm răng. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng khám phá cấu tạo, hàm răng có bao nhiêu cái và các đặc điểm của từng chiếc răng.

Vị trí và cách đọc tên các loại răng ở hàm răng người

Trong miệng người, có nhiều loại răng khác nhau, mỗi loại đóng vai trò riêng biệt. Răng vĩnh viễn được chia thành bốn loại chính:

  1. Răng cửa (răng số 1, 2): Đây là những răng nằm phía trước nhất, dễ nhìn thấy nhất trong miệng. Răng cửa gồm 8 chiếc: 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới.
    • 2 chiếc răng cửa trung tâm (răng số 1) nằm giữa hàm, chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc cắn và xé thức ăn.
    • 2 chiếc răng cửa bên (răng số 2) hỗ trợ răng cửa trung tâm trong việc cắn xé thức ăn.
  2. Răng nanh (răng số 3): Hầu hết mọi người đều có 4 chiếc răng nanh, chia đều ở cả hai bên của cung hàm trên và dưới. Răng nanh giúp xé và nghiền thức ăn như thịt và rau.
  3. Răng hàm nhỏ (răng số 4, 5): Được biết đến dưới nhiều tên, như răng cối nhỏ hay răng tiền hàm. Mỗi người có 8 chiếc, chia đều ở cả hai hàm. Răng hàm nhỏ hỗ trợ việc nhai và cắn thức ăn thành những miếng nhỏ hơn.
  4. Răng hàm lớn: Tổng cộng 12 chiếc, chia đều ở các cung hàm và thực hiện khoảng 90% công việc nhai của con người:
    • Răng số 6: Có kích thước lớn, chịu trách nhiệm chính trong việc nhai thức ăn.
    • Răng số 7: Hỗ trợ răng số 6 trong việc nghiền nhỏ thức ăn.
    • Răng số 8 (răng khôn): Thường mọc sau cùng và có thể gây ra những vấn đề.
Vị trí và cách đọc tên các loại răng
Vị trí và cách đọc tên các loại răng (Nguồn: Internet)

Quy tình thay răng vĩnh viễn ở người

Răng của con người, tương tự như các loài động vật có vú khác, bao gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Quá trình phát triển của răng diễn ra từ khi còn trong xương hàm, trước khi trẻ chào đời. Các giai đoạn cụ thể như sau:

  • Sơ sinh: Răng phát triển trong xương hàm nhưng chưa nhú ra khỏi nướu, khó nhận biết.
  • 6 tháng tuổi: Hai chiếc răng cửa ở dưới đầu tiên bắt đầu nhú ra ngoài.
  • 9 tháng tuổi: Cả 4 chiếc răng cửa ở dưới và trên bắt đầu mọc.
  • 12 – 20 tháng tuổi: Răng cối và răng nanh ở cả hai hàm bắt đầu xuất hiện.
  • 20 – 24 tháng tuổi: Những chiếc răng sữa cuối cùng mọc. Thông thường, trẻ khoảng 2,5 tuổi đã có đầy đủ răng sữa.
  • 6 tuổi: Răng cửa sữa ở hàm dưới bắt đầu rụng, để chỗ cho răng cửa vĩnh viễn.
  • 7 tuổi: Răng cửa sữa ở cả hai hàm bắt đầu lung lay và rụng, nhường chỗ cho răng cửa vĩnh viễn.
  • 8 – 14 tuổi: Răng cối và răng nanh sữa ở cả hai hàm rụng, nhường chỗ cho răng cối vĩnh viễn. Đây là giai đoạn hoàn tất quá trình thay răng. Đây cũng là thời kỳ quan trọng, phụ huynh cần dạy trẻ bảo vệ răng cẩn thận hơn để tránh các vấn đề như sâu răng, viêm nhiễm.
  • 14 – 21 tuổi: Răng số 8 (răng khôn) có thể mọc lên và thấy được trên miệng nếu có đủ không gian. Ngược lại, nếu không đủ không gian, răng khôn có thể mọc lệch, gây đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Những lợi ích của hàm răng chắc khỏe

Có rất nhiều lợi ích bất ngờ khi bạn có một hàm răng khỏe mạnh, điều này khiến bạn thực sự đánh giá cao giá trị của việc chăm sóc hàm răng trắng ngần của mình. Dưới đây là những lợi ích không ngờ mà răng khỏe có thể mang lại, và cách tốt nhất để bạn quản lý chăm sóc răng miệng:

  1. Cân bằng cơ thể: Răng khỏe giúp duy trì cân nặng lý tưởng, vì người có hàm răng tốt thường dễ dàng hơn trong việc ăn uống. Ngược lại, khi gặp vấn đề với răng, việc ăn uống trở nên hạn chế và gây khó khăn.
  2. Hỗ trợ tiêu hóa: Răng khỏe giúp nhai thức ăn một cách hiệu quả hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này rất quan trọng, đặc biệt đối với những người lớn tuổi hoặc có vấn đề về tiêu hóa.
  3. Ngăn ngừa bệnh tật: Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến nhiều bệnh khác. Răng và nướu khỏe mạnh giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.
  4. Giao tiếp thuận tiện hơn: Răng tốt giúp bạn phát âm rõ ràng và tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt quan trọng đối với những người làm công việc liên quan đến giọng nói.
  5. Nụ cười tỏa nắng: Nụ cười đẹp không chỉ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, mà còn giúp bạn tự tin và mở ra nhiều cơ hội mới trong cuộc sống.
  6. Ngăn chặn các vấn đề nha khoa: Hàm răng khỏe mạnh giúp bạn tránh xa các vấn đề như viêm nướu, sâu răng và nhiều vấn đề khác, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn và tránh được cơn đau răng phiền toái.
  7. Chi phí tiết kiệm: Răng khỏe giúp bạn tránh được những chi phí không mong muốn liên quan đến việc phải điều trị các vấn đề răng miệng. Điều này cũng giúp tiết kiệm thời gian và tài chính.

>>>Chụp X-quang răng gồm những loại nào? Tác hại khi chụp X-quang răng

Răng là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến nhiều chức năng cũng như thẩm mỹ của con người. Để sở hữu hàm răng chắc khỏe, bạn cần biết vệ sinh răng miệng đúng cách và hiểu về răng miệng. Hy vọng thông qua bài viết, quý độc giả phần nào hiểu được cấu tạo cũng như tầm quan trọng của răng, từ đó biết cách bảo vệ răng, thăng hạng nụ cười tươi sáng.

Tags: