Hàn răng là một trong những phương pháp phục hồi răng phổ biến cho các vấn đề như răng bị sứt mẻ, vỡ, sâu, mòn men, thưa… Tuy nhiên, nhiều người có thắc mắc về việc có nên tiến hành hàn răng không? Các thông tin dưới đây sẽ giúp giải bạn giải đáp vấn đề này!
Nguyên nhân gây sâu răng thường gặp
Sâu răng là một vấn đề phổ biến, có thể nhận diện thông qua việc vi khuẩn tích tụ trong miệng, tập trung tạo nên những điểm đen nhỏ trên răng rồi sau đó phát triển thành những lỗ sâu lớn gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn đến sâu răng, bao gồm:
- Không duy trì vệ sinh răng miệng hiệu quả.
- Phương pháp đánh răng không chính xác.
- Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa đường, tinh bột…
- Thiếu nước hoặc không bổ sung đủ nước cho cơ thể.
- Có các vấn đề về đường tiêu hoá như sưng nướu răng, dấu hiệu viêm nướu, viêm nha chu…
Xem thêm: Lấy tủy răng có đau không? Quy trình điều trị tủy răng

Sâu răng có nên đi hàn răng không?
Sâu răng không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng lâu dài đến cấu trúc răng, có thể dẫn đến mất răng. Việc hàn răng sâu là biện pháp đơn giản và nhanh chóng nhất theo các chuyên gia nha khoa, giúp ngăn chặn tình trạng răng sâu phát triển mạnh mẽ.
Sử dụng các vật liệu trám chất lượng cao như sứ, amalgam, GIC, composite… để lấp đầy khoảng trống trên bề mặt răng, hàn trám răng mang lại những lợi ích:
- Khắc phục tình trạng răng sâu, làm cho hàm răng đều đẹp mà không còn vấn đề sâu răng.
- Tăng cường chức năng ăn nhai một cách tốt hơn, mang lại an toàn và bền vững cho răng.
- Không gây kích ứng hay tác dụng phụ đối với nướu răng.
- Quy trình thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
- Chi phí thấp, giữ gìn tối đa cho răng thật.
Hàn răn sâu có bền không?
Theo chuyên gia răng miệng, đẻ nhận định độ bền của hàn răng cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:
Vật liệu được dùng để hàn răng
Hiện nay, Amalgam và Composite là hai loại vật liệu phổ biến được sử dụng khi hàn răng sâu. Trong hai loại này, Amalgam thường được đánh giá có độ bền cao hơn. Điều này bởi vì Amalgam có độ cứng cao, khả năng chịu mài mòn tốt và không bị biến dạng, chệch lệch khi thực hiện các hoạt động nhai hàng ngày.
Kỹ thuật
Trong phương pháp hàn răng trực tiếp, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu để hàn và tạo hình trực tiếp trên răng. Điều này làm cho độ bền của nó thường không cao, thường duy trì từ 2 đến 3 năm tối đa.
Còn với kỹ thuật hàn răng gián tiếp, khách hàng sẽ được thực hiện hàn trám răng sâu bằng Công Nghệ Laser tech hiện đại nhất hiện nay. Thông qua việc đúc sẵn một miếng hàn bên ngoài, sau đó gắn lên răng và làm đặc lại, phương pháp này giúp miếng trám có độ bền cao hơn lên đến 15-20 năm và không bị mở hoặc bong tróc.
Cách chăm sóc và bảo vệ răng
Răng sau hàn trám nếu được bảo vệ và chăm sóc đúng cách: Vệ sinh răng nhẹ nhàng, không ăn thức ăn quá cứng, hạn chế các loại thực phẩm nóng lạnh…. cũng có thể giúp răng tồn tại lâu hơn.
Hướng dẫn chăm sóc răng sau khi hàn giúp tăng tuổi thọ răng
Sau khi hàn răng, việc bảo vệ răng miệng đúng cách sẽ giúp tăng tuổi thọ cho răng. Dưới đây là một số cách để bạn chăm sóc răng sau khi hàn:
- Vệ sinh hàng ngày: Đánh răng đúng cách từ 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Lưu ý là đánh răng nhẹ nhàng để không làm tổn thương miếng trám.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng, loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám. Điều này giúp ngăn ngừa việc hình thành sâu răng và bảo vệ miếng trám.
- Hạn chế thức ăn và thức uống gây hại: Tránh ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng ngay sau khi hàn răng để tránh làm tổn thương miếng trám.
- Không sử dụng vật dụng cứng: Tránh sử dụng vật dụng cứng như tăm truyền thống để xỉa răng, đặc biệt là ở vùng đã hàn trám.
- Khám răng định kỳ: Điều này giúp theo dõi tình trạng răng miệng, giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào cần điều chỉnh hoặc điều trị thêm.
- Hạn chế đồ uống và thức ăn có màu: Cà phê, rượu vang, thuốc lá có thể làm mờ màu của miếng trám.
- Tuân thủ lịch tái khám: Theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ lịch tái khám để đảm bảo rằng miếng trám được bảo quản và sử dụng đúng cách.
Nhớ rằng, chăm sóc răng miệng sau khi hàn răng không chỉ giúp tăng tuổi thọ cho răng mà còn duy trì sức khỏe nướu và phòng tránh các vấn đề răng miệng khác.