Khớp cắn sâu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Danh mục 1 Khớp cắn sâu là gì? 2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu 2.1 Do xương hàm 2.2 Do răng 2.3 Các nguyên nhân khác 3 Cách điều trị 4 Kết luận Khớp cắn sâu là gì? Khớp cắn sâu là tình trạng hàm trên bị chìa ra ngoài, hàm […]

Đã cập nhật 8 tháng 8 năm 2022

Bởi Ngan Truong

Khớp cắn sâu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Khớp cắn sâu là gì?

Khớp cắn sâu là tình trạng hàm trên bị chìa ra ngoài, hàm dưới bị thụt vào trong và khuất sau hàm trên. Đây là một trong những tình trạng bị lệch khớp cắn. Tình trạng này khiến cho tương quan giữa trán, mũi, cằm bị mất cân đối.

Một người được cho là bị khớp cắn lệch, hàm dưới bị thụt vào trong khi:

  • Hàm dưới bị khuất vào trong hơn 3mm (khớp cắn bình thường trong khoảng 2-3mm)
  • Hàm dưới có thể hoặc không tiếp xúc với hàm trên
  • Trường hợp nặng, hàm dưới chạm vào nướu trong của hàm trên
  • Nhìn tổng quan khuôn mặt không đều, có trình trạng trông như gãy khúc.
Khớp cắn sâu là gì?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu

Có rất nhiều lý do để dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, dù là bị bẩm sinh hay do tác động khác thì đều làm mất đi tính thẩm mỹ của gương mặt. Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này:

Do xương hàm

Điều này thường xảy ra bởi sự di truyền. Khi xương hàm trên phát triển quá mức, hoặc phần xương hàm dưới kém phát triển. Trong đó, kích thước hàm quá lớn và ít khoảng trống để răng có chỗ sắp xếp đúng đắn.

Do răng

Khi răng hàm dưới mọc cụp vào trong cũng có thể gây ra tình trạng khớp cắn sâu. Hoặc do mất răng sữa sớm mà không được điều trị. Ngoài ra, các thói quen xấu của trẻ cũng gây nên tình trạng này: mút tay, dùng núm vú giả,…

Các nguyên nhân khác

  • Nghiến răng quá nhiều
  • Thói quen cắn móng tay
  • Nhai thức ăn cứng
Các nguyên nhân

Cách điều trị 

Nếu tình trạng khớp cắn sâu diễn ra với bạn, hãy đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị. Các phương pháp được sử dụng để chữa trị:

  • Nhổ răng: thường để điều trị cho trẻ em. Vì nhổ răng sữa để tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn được mọc lên ngay ngắn.
  • Phẫu thuật hàm: thu gọn kích thước hàm trên để điều chỉnh sự tương quan giữa trán, mũi, cằm.
  • Niềng răng mắc cài: để tạo lực kéo giúp răng di chuyển về đúng vị trí
  • Niềng răng trong suốt Zenyum: giúp răng di chuyển về đúng vị trí và tăng tính thẩm mỹ dù đang niềng

Tùy theo từng trường hợp mà nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, song song với liệu trình điều trị, bạn cần giữ thói quen tốt cho vấn đề răng miệng của mình. 

Kết luận

Khớp cắn sâu là tình trạng làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, khi chúng làm sai lệch khớp cắn gây mất tương quan giữa trán, mũi và cằm. Tình trạng này có thể nặng hoặc nhẹ tùy từng trường hợp. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến nha khoa trong thời gian sớm nhất để điều trị.

Tags: