Nguyên Nhân Gây Hôi Miệng Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Hôi miệng có thể là một vấn đề đáng xấu hổ đối với một số người và thậm chí có thể dẫn đến sự khó xử trong một số tình huống giao tiếp. Tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng rất quan trọng vì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nha […]

Đã cập nhật 17 tháng 3 năm 2023

Bởi Thảo Phạm

Nguyên Nhân Gây Hôi Miệng Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Hôi miệng có thể là một vấn đề đáng xấu hổ đối với một số người và thậm chí có thể dẫn đến sự khó xử trong một số tình huống giao tiếp. Tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng rất quan trọng vì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nha khoa hoặc một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng và các biện pháp mà bạn có thể thực hiện để điều trị chứng hôi miệng và chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Nguyên Nhân Hôi Miệng?

Các nguyên nhân gây ra hôi miệng là gì?
Các nguyên nhân gây ra hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu khi thở ra. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng miệng có mùi hôi, nhưng trong hầu hết các trường hợp, hôi miệng xuất phát từ bên trong cơ thể. Hiệp hội Nha khoa hoa Kỳ (ADA) đề cập các nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất như sau:

Thức ăn thừa: Các mảnh thức ăn thừa còn sót lại trong miệng của bạn sau bữa ăn sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi. Các loại thức ăn gây hôi miệng, gia vị có mùi đặc trưng, như tỏi, hành, ớt,… cũng ảnh hưởng đến hơi thở khi chúng được tiêu hóa và đi qua cơ thể bạn.

Thuốc lá: Hút thuốc lá và xì gà, cũng như sử dụng các chất kích thích khác có thể khiến hơi thở của bạn có mùi hôi mà người khác có thể dễ dàng nhận ra. Ngoài ra, không chỉ gây hôi miệng, hút thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư phổi,…

Vệ sinh răng miệng không đúng cách và bệnh nha chu: Khi bạn bỏ qua các bước làm sạch răng miệng như đánh răng, dùng chỉ nha khoa và vệ sinh lưỡi, các mảng bám và thức ăn thừa sẽ còn đọng lại trong khoang miệng. Hoạt động của vi khuẩn trong những thực phẩm còn sót lại này có thể gây ra mùi hôi, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu.

Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng các dụng cụ chỉnh nha như khay niềng hoặc răng giả, hãy vệ sinh chúng thường xuyên. Bạn cũng cần chú ý thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần hoặc theo khuyến nghị của nha sĩ để hạn chế cách bệnh về răng miệng.

Khô miệng: Nước bọt giúp làm sạch miệng của bạn bằng cách rửa trôi các hạt thức ăn còn sót lại. Nếu khoang miệng không sản xuất đủ nước bọt, các hạt thức ăn sẽ đọng lại có thể gây ra mùi hôi trong miệng của bạn. Nguyên nhân gây khô miệng có thể là do bạn không uống đủ nước, hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Bệnh lý y khoa: Các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp, xoang, phổi hoặc cổ họng có thể dẫn đến chứng hôi miệng, đặc biệt là khi có dịch nhầy chảy ra trong khu vực miệng và mũi. Các bệnh lý y khoa khác có thể gây hôi miệng bao gồm tiểu đường, một số bệnh về gan và thận.

>>> Xem thêm:

Cách Phòng Chống Và Ngăn Ngừa Hôi Miệng

Có lẽ phương pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà quan trọng nhất là đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và vệ sinh lưỡi thường xuyên. Chải răng hai lần mỗi ngày, vệ sinh lưỡi và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám thức ăn ra khỏi miệng. Vệ sinh lưỡi của bạn sau khi chải răng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn ở mặt sau của lưỡi. Bàn chải đánh răng Colgate® 360°® , được chứng minh lâm sàng là có tác dụng chống lại chứng hôi miệng, với mặt chải lưỡi tiện lợi được tích hợp ngay trên bàn chải.

Bạn có thể gặp nha sĩ để được tư vấn những loại kem đánh răng và nước súc miệng đặc biệt để điều trị hôi miệng tại nhà. Nước súc miệng Colgate Ortho Defense Phos-Flur và Kem đánh răng Colgate Total® Bạc Hà Tinh Khiết là những lựa chọn tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện và ngăn ngừa hôi miệng. Ngoài ra Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cũng cảnh báo rằng nước súc miệng không kê đơn chỉ là giải pháp tạm thời vì nó không điều trị được nguyên nhân cơ bản gây hôi miệng. Gặp nha sĩ và thăm khám định kì là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn.

Khi Nào Bạn Cần Gặp Bác Sĩ Chuyên Khoa

Nếu nha sĩ đã xác nhận rằng các vấn đề nha khoa không phải là nguyên nhân gây hôi miệng và xác định sức khỏe răng miệng của bạn hoàn toàn bình thường, bạn nên gặp một bác sỹ chuyên khoa. Bởi vì tình trạng hôi miệng rất có thể xuất phát từ bên trong cơ thể của bạn, và chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới xác định được bạn có đang gặp phải một vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng nào hay không.

Mặc dù hôi miệng có thể là một vấn đề khiến nhiều người cảm thấy tự ti, nhưng đó không phải là điều đáng xấu hổ. Hãy trao đổi với nha sĩ nếu bạn có bất kỳ quan ngại nào về tình trạng răng miệng của mình. Ngay cả khi bạn không hề mắc chứng hôi miệng, thì thực hiện theo các khuyến nghị ở trên có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn về hơi thở của mình.

Về Tác giả: Dianne L. Sefo là một chuyên gia vệ sinh nha khoa và một nhà giáo dục vệ sinh răng miệng. Bà đã tham gia vào việc xuất bản nhiều ấn phẩm, làm việc trong các tổ chức tư nhân ở New York và Nam California và đã từng là giảng viên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Monroe, Trường Concorde Careers College-San Diego và Đại học New York University.

Tags: