Cũng giống như “mùi cơ thể” nói chung, hôi miệng có thể đến từ vô số nơi khác nhau và do vô số nguyên nhân. Mọi người có xu hướng nghĩ về hôi miệng rằng tất cả đều xuất phát từ trong miệng, và việc vệ sinh răng miệng cũng như sử dụng một số loại kẹo cao su sẽ giải quyết vấn đề này. Nhưng khi bạn đã áp dụng các biện pháp làm sạch mà tình trạng vẫn không cải thiện, thì chứng tỏ rằng đây là một biểu hiện bệnh lý đến từ các bộ phận khác như amidan, phổi, dạ dày, v.v. Khi đó, kẹo cao su không thể làm tốt nhiệm vụ trong việc che giấu mùi hôi được nữa.
Cách trị hôi miệng vĩnh viễn tốt nhất đó chính là bạn phải biết được nguyên nhân gây ra hôi miệng để từ đó có thể đưa ra biện pháp phù hợp nhất để mang lại hơi thở thơm tho, cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây hôi miệng mà bạn không ngờ tới.
Nguyên nhân hôi miệng có liên quan trực tiếp tới phổi?
Một trong những nguyên nhân hôi miệng rất thường gặp chính là do phổi của chúng ta. Đây thường không phải là lý do mọi người mong đợi khi họ nghĩ về hôi miệng, nhưng phổi chắc chắn có thể góp phần trong việc tạo nên chứng hôi miệng đối với một số người.
Trong hầu hết các trường hợp, hôi miệng từ phổi đến từ một trong hai nguyên nhân: hoặc là một loại bệnh hay nhiễm trùng, hoặc thứ gì đó bạn đã ăn hoặc uống, sau đó nó đi vào máu và tiết ra mùi khi máu đến phổi. Trước tiên hãy nhìn vào góc độ bệnh lý. Rõ ràng, Khi bạn mắc bệnh phổi hoặc rối loạn tiêu hóa đều có thể dẫn đến hôi miệng. Hiện nay, mọi người biết rằng rằng ung thư phổi sẽ gây ra mùi hơi thở riêng biệt. Xơ nang và hen suyễn cũng là hai rối loạn phổi khác mà khiến bệnh nhân mang một mùi hơi thở khác biệt (mùi axit).
Tuy nhiên, nguyên nhân không chỉ đến từ các loại bệnh “phổi”. Các bệnh ảnh hưởng đến máu cũng có thể ảnh hưởng đến hơi thở của một người. Ví dụ như khi mắc bệnh tiểu đường, một người có thể mang theo mùi hôi miệng hơi “ngọt” riêng biệt. Có lẽ, không phải tất cả các hơi thở ‘hôi’ mùi đều tệ nhỉ. Tương tự với các rối loạn về thận hoặc gan, chúng có thể gửi mùi không mong muốn vào máu, để được giải phóng qua phổi.
Điều đáng buồn chính là không có cách trị hôi miệng vĩnh viễn nếu mùi hôi đến từ bệnh lý. Chúng có thể được gọi là ‘hơi thở phổi’ không thể kiểm soát. Điều trị các căn bệnh liên quan là biện pháp phòng ngừa duy nhất chống lại chứng hôi miệng. Nhưng cho đến khi cải thiện tình trạng bệnh lý của cơ thể, bạn có thể sử dụng kẹo cao su, thuốc xịt thơm hoặc bạc hà để che giấu hơi thở, nhưng có thể sẽ không hiệu quả như mong muốn.
Phần tiếp theo chính là “hơi thở phổi” có thể được kiểm soát, bao gồm hôi miệng xuất phát từ việc hút thuốc, uống rượu và ăn một số loại thực phẩm nhất định. Đây là các chất hay hoạt động gây hôi miệng với liều gấp đôi (hoặc thậm chí gấp ba) – từ miệng, từ dạ dày và phổi.
1. Hút thuốc lá làm hại phổi của chúng ta
Hút thuốc lá thường xuyên chính là một đối thủ hiển nhiên đối với các cách trị hôi miệng. Vì thuốc lá sẽ làm cho phổi của bạn có mùi. Bạn có thể đánh răng hay làm tất cả những gì bạn muốn – nhưng đừng mong chờ sẽ làm sạch phổi bằng bàn chải và kem đánh răng. Khi bạn ho ra đờm đen, đó là thứ tồn đọng nằm trong phổi bạn, và nó có mùi. Vậy làm thế nào để trị được mùi hôi miệng này vĩnh viễn? Giải pháp duy nhất ở đây rất đơn giản: bỏ thuốc lá.
2. Rượu cũng ảnh hưởng đến sự “thơm tho” trong hơi thở
Thứ hai, thức uống nhuốm mùi phổi của bạn chính là rượu. Rượu ngấm vào máu của bạn và được giải phóng khi bạn thở ra. Đó là lý do tại sao đánh răng có thể sẽ không che giấu sự thật rằng bạn đã uống rượu. Thời gian là điều duy nhất có thể loại bỏ được mùi hôi miệng khi rượu đã được giải phóng hết khỏi cơ thể bạn. Giải pháp cho các trị hôi miệng vĩnh viễn dành cho bạn trong trường hợp này chính là không hoặc hạn chế nhất có thể việc sử dụng rượu.
3. Lưu ý khi ăn hành và tỏi nếu bạn muốn cải thiện hơi thở
Cuối cùng, chúng ta đến với thực phẩm. Một số thực phẩm “có mùi mạnh” như hành và tỏi thực sự truyền mùi của chúng qua hệ thống tiêu hóa và vào máu của bạn, cũng như rượu ở trên, được giải phóng khi bạn thở ra. Một lần nữa, cách trị hôi miệng hiệu quả chính là không ăn những thứ này, hoặc chờ đủ lâu để chúng giải phóng ra ngoài.
Những nguyên nhân “khắc tinh” khác với cách trị hôi miệng
1. Hôi miệng do vi khuẩn
Các vi khuẩn kỵ khí có trong khoang miệng phân giải các protein của vi sinh vật và thức ăn còn bám lại ở miệng, dẫn đến sự bay hơi gốc sulfur gây ra mùi khó chịu. Thông thường, những vị khuẩn này hay nằm ở vùng ứ đọng của miệng như túi nha chu, bề mặt lưỡi hoặc vùng kẽ răng. Nếu vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, ngoài việc tạo ra mùi hôi thì những vi khuẩn này cũng có thể gây bệnh nha chu.
2. Các nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời
Nhằm để phát huy tác dụng và sự hiệu quả của cách trị hôi miệng. Bạn cần xác định được thêm những nguyên nhân từ tình trạng này. Tình trạng hôi miệng tạm thời có thể được hiểu là miệng có mùi hôi trong thời gian ngắn, nếu vệ sinh sạch sẽ có thể làm hết mùi ngay lập tức. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề cần lưu ý, đặc biệt trong quá trình giao tiếp hằng ngày. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Sử dụng các loại thực phẩm gây khô miệng như: rượu, thuốc lá; một số loại thực phẩm giàu protein làm vi khuẩn ky khí dễ tích tụ, tăng quá trình giải phóng amino axit dẫn đến hôi miệng.
- Quá trình ngủ vào ban đêm làm giảm sản xuất và tiết nước bọt ở khoang miệng, dẫn đến tình trạng khô miệng tạm thời cũng gây nên chứng hôi miệng.
- Khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, stress cũng có thể làm giảm sản xuất nước bọt, gây ra tình trạng khô miệng, khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng có điều kiện phát triển cũng gây ra hôi miệng tạm thời.
3. Nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ miệng
- Tình trạng hôi miệng kéo dài cũng có thể xuất phát từ chính răng miệng như bệnh nha chu, sưng nướu răng, hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant dẫn đến áp xe gây hôi miệng.
- Ở một số người đang điều trị bệnh, việc sử dụng thuốc hay các can thiệp y tế như hóa trị, xạ trị cũng có thể gây hôi miệng.
- Một số người mắc hội chứng Sjogren có biểu hiện khô mắt và khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy và các tuyến gây giảm tiết nước bọt, hoặc do chứng giảm tiết nước bọt tuổi tác cũng gây nên hôi miệng.
- Quá trình vệ sinh răng miệng không cẩn thận, không vệ sinh cặn lưỡi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng hoặc do nhiễm nấm Candida.
- Mắc các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm ổ răng khôn và một số bệnh ác tính khác cũn gây nên tình trạng hôi miệng.
4. Một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng
Ở một vài trường hợp, người mắc một số bệnh lý khác trong cơ thể hoặc đang dùng thuốc điều trị cũng có thể gây ra hôi miệng mặc dù đã áp dụng nhiều cách trị hôi miệng khác nhau. Có thể kể đến một số bệnh lý phổ biến gồm:
- Đang sử dụng các loại thuốc như amphetamine, chloral hydrate, thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine…
- Mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng mũi họng như rối loạn hô hấp (ở mũi, xoang, amidan và vùng hầu) có thể gây ra các loại khí có mùi ở khoang miệng và mũi.
- Người mắc các bệnh về dạ dày, ruột như trào ngược dạ dày, thực quản; nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày cũng là nguyên nhân khá phổ biến của chứng hôi miệng.
- Bệnh tiểu đường, gan, thận… cũng dẫn đến nguy cơ hôi miệng do sự phân hủy mỡ gây ra mùi ketone trong hơi thở.
Cách trị hôi miệng vĩnh viễn bạn cần biết
Mặc dù chứng hôi miệng bao gồm cả tạm thời và thường xuyên nhưng nếu áp dụng đúng các các cách trị hôi miệng vĩnh viễn dưới đây, bạn sẽ phần nào khắc phục được vấn đề khó chịu này để tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày.
1. Cách trị hôi miệng bằng phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn cần giữ thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày sau các bữa ăn để loại bỏ mảng bám và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, cần phải nhớ thay bàn chải 4 tháng một lần để đảm bảo vệ sinh. Biện pháp này không chỉ giúp bạn cải thiện hơi thở mà còn đảm bảo sức khỏe răng miệng, tránh được một số bệnh thường gặp như sâu răng, viêm nha chu…
2. Cách trị hôi miệng bằng phương pháp sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng
Thói quen dùng tăm có thể khiến răng bạn bị thưa hoặc tổn thương nướu mà lại không đảm bảo loại sạch mảng bám trong kẽ răng. Thay vào đó, bạn hãy dùng chỉ nha khoa, vừa đạt hiệu quả làm sạch tối ưu mà lại không ảnh hưởng đến răng miệng.
3. Cách trị hôi miệng bằng phương pháp làm sạch lưỡi
Các cặn bám trên lưỡi cũng có thể gây nên chứng hôi miệng như mảng bám ở răng. Do đó, cần lưu ý vệ sinh toàn bộ khoang miệng bao gồm cả lưỡi để hơi thở thơm tho.
4. Cách trị hôi miệng bằng phương pháp uống nhiều nước
Bổ sung đủ nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp khoang miệng luôn đủ ẩm, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí gây hôi miệng.
Hãy luôn lắng nghe xem cơ thể mình đang truyền tải điều gì, từ đó có những biện pháp điều trị, phòng ngừa cũng như cách cải thiện sức khỏe. Trangrang hy vọng nụ cười luôn tươi trên môi bạn với hơi thở thơm mát nhất!
Nguồn tham khảo: Nguyên nhân và cách trị hôi miệng “dứt điểm” |Đẹp365