Niềng răng có lợi ích gì? Những điều cần biết khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp giúp khắc phục các tình trạng răng kém như: răng mọc chìa ra ngoài, răng thưa, mọc chìa, răng mọc lệch lạc. Vậy ngoài những lợi ích trên thì niềng răng còn mang lại những lợi ích gì? Hãy cùng tìm hiểu những lưu ý trước, trong và sau khi […]

Đã cập nhật 17 tháng 9 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Niềng răng có lợi ích gì? Những điều cần biết khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp giúp khắc phục các tình trạng răng kém như: răng mọc chìa ra ngoài, răng thưa, mọc chìa, răng mọc lệch lạc. Vậy ngoài những lợi ích trên thì niềng răng còn mang lại những lợi ích gì? Hãy cùng tìm hiểu những lưu ý trước, trong và sau khi niềng răng qua bài viết dưới đây.

Niềng răng là gì?

Niềng răng là sự sắp xếp lại vị trí của các răng và điều chỉnh tổng thể răng về phương, thế và chiều bằng lực kéo tạo ra từ các khí cụ chỉnh nha bao gồm mắc cài, dây thun, khay niềng hoặc hàm tháo lắp. Đây là phương pháp niềng răng giúp hàm răng đều đẹp và chuẩn khớp cắn phổ biến nhất hiện nay.

Niềng răng là gì?

Niềng răng mất bao lâu?

Tuỳ vào từng mức độ lệch lạc, khấp khểnh, hô móm nặng nhẹ khác nhau, thời gian chỉnh nha có thể kéo dài từ 1 – 3 năm. Và trong suốt quá trình đeo khí cụ niềng răng, khách hàng có thể ăn uống và vệ sinh răng bình thường nhưng phải hạn chế ăn những thực phẩm dai cứng, dẻo cũng như tránh một số hoạt động thể thao mạnh để tránh tình trạng niềng răng bị lệch hoặc nới lỏng khiến kết quả dịch chuyển răng không đảm bảo theo đúng kế hoạch.

Những lợi ích khi niềng răng?

Khi niềng răng sẽ đem lại cho bạn những lợi ích sau đây:

1. Niềng răng giúp cải thiện thẩm mỹ cho gương mặt

Đây chính là lý do khiến cho nhiều người dù đã có hàm răng khá đều đặn và chắc khỏe những vẫn quyết định đầu tư thời gian và chi phí để niềng răng. Vì sau khi hoàn thành lộ trình niềng răng, họ sẽ sở hữu một nụ cười hoàn mỹ và hàm răng trở nên đều đặn, thẳng tắp, trông cực kỳ thu hút.

2. Cải thiện những khó khăn trong quá trình ăn uống

Do răng bị mọc lệch lạc và không ngay ngắn trong cung hàm nên đã khiến cho quá trình ăn nhai các thực phẩm của nhiều người vô cùng khó khăn và gây mất thẩm mỹ.

Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều năm có thể gây nên các thương tổn như khớp cắn, viêm nướu, đau đầu,…Và niềng răng chính là cách thức phù hợp để chấm dứt những vấn đề này.

3. Không cần phải trồng răng giả

Niềng răng là một cách thức đơn giản để phục hồi lại những chiếc răng bị mất bằng cách đóng lại khoảng vùng bị mất răng không cần trồng cấy răng giả (phù hợp cho những chỉ bị mất một hoặc vài chiếc răng).

Thực tế cho thấy, việc nhai bởi một hàm răng chắc chắn của chính mình thì sẽ tốt và tiện lợi hơn trên những chiếc răng giả.

4. Phòng ngừa sớm những vấn đề do răng miệng cho trẻ nhỏ

Đối với nhiều trẻ nhỏ, việc được chẩn đoán và niềng răng sớm sẽ giúp cho xương được phát triển thuận lợi hơn, khiến cho giai đoạn niềng răng khi đã trưởng thành cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, có thể hạn chế được các phẫu thuật chỉnh hình sau này.

5. Khắc phục được các nhược điểm về phát âm

Vì giọng nói của con người bị chi phối bởi các yếu tố như lưỡi, răng và môi nên trong nhiều trường hợp răng mọc không đều có thể dẫn đến phát âm khó nghe, bị ngọng và rất khó sửa. Nhưng niềng răng sẽ giúp điều chỉnh lại hàm răng của bạn, trở nên đều đặn hơn và từ đó thì khả năng phát âm của bạn trở nên chuẩn xác, âm thanh phát ra dễ nghe hơn, giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp đáng kể.

Những điều cần lưu ý trước khi niềng răng

1. Cần xác định tình trạng răng trước khi niềng răng

Trước khi niềng răng bạn cần đến nha khoa để các nha sĩ trực tiếp thăm khám xác định tình trạng răng cũng như mức độ sai lệch của răng. Nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim X-quang chính diện và sọ nghiêng để xác định cấu trúc xương hàm, thế mọc răng. Sau khi phân tích mức độ sai lệch của răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt nụ cười sẽ dự đoán khả năng cải thiện thẩm mỹ sau khi niềng răng.

Đến các nha khoa để xác định tình trạng răng trước khi niềng

Có 4 tình trạng răng thường gặp và cần phải điều trị chỉnh nha để cải thiện là:

  • Răng hô
  • Răng móm
  • Răng thưa
  • Răng lệch lạc

Với mỗi tình trạng răng ở mức độ khác nhau sẽ có phương pháp niềng răng cũng như liệu trình điều trị khác nhau.

  • Đối với trường hợp răng hô, móm, thưa, lệch lạc ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể thoải mái sử dụng các phương pháp như: niềng răng mắc cài trong suốt, niềng răng vô hình.
  • Nhưng đối với các trường hợp răng ở mức độ khó hay phức tạp thì phương pháp thường được chỉ định là niềng răng mắc cài kim loại và thời gian niềng cũng sẽ kéo dài hơn rất nhiều.

2. Lựa chọn nha khoa uy tín và chất lượng

Để đảm bảo hiệu quả niềng răng chỉnh nha, bạn cần lựa chọn cho mình nha khoa uy tín và chất lượng. Hiện nay, có rất nhiều nha khoa thực hiện niềng răng thẩm mỹ, nhưng để có thể tin tưởng và “chọn mặt gửi vàng” bạn nên chỉnh nha ở các phòng khám chuyên sâu về niềng răng.

Các tiêu chí để lựa cho nha khoa niềng răng uy tín, chất lượng:

– Nha khoa phải được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động.

– Nha khoa chỉ chuyên sâu về niềng răng.

– Đội ngũ bác sĩ niềng răng giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.

– Cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ hiện đại.

– Có phòng vô trùng, nha khoa sạch sẽ và có xử lý rác thải y tế.

– Đặc biệt có hợp đồng cam kết hiệu quả sau khi điều trị.

3. Những điều lưu ý khi niềng răng

Cách làm giảm khó chịu trong khi niềng răng

Trong khoảng 3-5 ngày đầu tiên sau khi niềng răng, cảm giác ê buốt, căng tức thường xảy ra, nhất là niềng răng mắc cài kim loại. Tình trạng răng và lợi có thể đau hay ê buốt. Việc đau nhức này là điều dễ hiểu, không chỉ răng, nướu mà lưỡi và má cũng có thể bị đau do chưa quen với các mắc cài. Lúc này, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế tình trạng đau nhức, nhưng phải sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ, không được dùng bừa bãi.

Ngoài ra trong ăn uống bạn nên hạn chế việc ăn các loại thực phẩm quá cứng hay quá dai để giảm bớt sự đau ê. Khi vệ sinh răng miệng để hạn chế nhức răng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm, dùng bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng với các đầu chải lông mềm, kem đánh răng cho người niềng giúp răng hạn chế cảm giác ê buốt trong quá trình niềng răng.

Cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng

Chải răng đúng cách trong quá trình niềng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công cho ca niềng. Khi chải răng đúng cách sẽ hạn chế được vô số những nguy cơ gây tổn thương trên răng và mô mềm.

Theo các bác sĩ nha khoa khuyên mỗi ngày nên chải răng từ 3 – 4 lần (chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ) để làm sạch, không để thức ăn dư thừa dính vào gây hại cho răng.

Đặc biệt đối với các bạn đang niềng thì việc chải răng cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc hơn và kỹ lưỡng hơn, nhất là những lần chải răng sau khi ăn. Bởi khi niềng răng các thức ăn rất dễ bám vào mắc cài nếu không được vệ sinh kỹ có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, hôi miệng, thức ăn giắt vào khung niềng gây mất thẩm mỹ…

Các bước chải răng trong khi niềng răng đúng cách:

  • Bước 1: Sử dụng bàn chải lông mềm, lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ (bằng hạt đậu).
  • Bước 2: Đặt bàn chải góc nghiêng 45 độ chải nhẹ nhàng xoay tròn bề mặt răng theo chiều kim đồng hồ.
  • Bước 3: Lần lượt chải sạch từ mặt ngoài vào mặt nhai và đừng quên mặt lưỡi nhé.
  • Bước 4: Chải răng ít nhất 3 phút, khi chải lưu ý nhẹ nhàng để tránh việc bung sút mắc cài hay gây ê răng.
  • Bước 5: Cuối cùng bạn có thể làm sạch miệng bằng các loại nước súc miệng.
Các cách vệ sinh răng đúng cách khi niềng răng

Lưu ý: Sau khi ăn các thực phẩm chứa axit như chanh, cam, quýt, khế… thì không nên đánh răng, vì lúc này các axit đang làm cho men răng yếu đi, nếu đánh răng sẽ gây tổn hại cho men răng. Ngoài ra bạn cũng nên dùng các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng trong quá trình niềng như chỉ nha khoa, máy tăm nước, bàn chải kẽ… Để làm sạch thức ăn bám trên răng mắc cài và các kẽ răng.

Chế độ ăn uống hợp lý khi niềng răng

Trong khi niềng răng, chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như hạn chế mắc cài bị bung, ở những tuần đầu tiên khi gắn mắc cài hay mỗi đợt tái khám siết răng, bạn nên đặc biệt ăn các thức ăn mềm và được cắt nhỏ. Với những loại thực phẩm quá cứng thì nên nấu kỹ để giảm bớt lực nhai của răng.

Các loại thực phẩm nên sử dụng trong khi niềng răng:

– Các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ mềm, các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua đầy dinh dưỡng.

– Các sản phẩm từ trứng: Bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc…

– Thức ăn được chế biến từ ngũ cốc: Bột ngũ cốc, đậu hũ, tàu hũ…

– Các loại thực phẩm dinh dưỡng như: Thịt heo, bò, gia cầm và hải sản là những thực phẩm không thể thiếu và rất tốt sức khỏe cũng như răng miệng.

– Rau xanh, củ quả: hoa quả, rau củ giòn chứa hàm lượng vitamin, chất khoáng rất có lợi cho sức khỏe toàn thân kể cả răng miệng.

Những thực phẩm nên tránh sử dụng khi niềng răng

– Hạn chế bánh kẹo, các loại đường vì thức ăn chứa nhiều đường dễ làm phát sinh các axit và các mảng bám gây các bệnh lý về răng…

– Soda và kẹo là hai thực phẩm chứa màu sắc nhân tạo có thể vàng răng, xỉn màu răng.

– Bia, rượu vừa làm vàng ố răng và khiến răng nhạy cảm hơn dẫn đến hỏng men răng.

– Trà, cà phê: Chứa nhiều caffeine, tác động tiêu cực đến cơ thể, làm xỉn màu răng.

– Thức ăn nhanh như khoai tây chiên, thức ăn chiên giòn vì trong chúng có nhiều tinh bột dẫn đến sâu răng nếu không vệ sinh kỹ.

Với những chia sẻ trên trangrang.vn mong rằng giúp bạn có thể biết được tác dụng và những lưu ý khi niềng răng cần biết. Việc niềng răng không chỉ mang lại cho bạn một nụ cười tỏa sáng mà còn giúp giải quyết được các vấn đề sai lệch về khớp cắn để bạn có thể sở hữu một nụ cười đẹp và khỏe mạnh. Nhớ hãy lựa chọn những nha khoa uy tín để thực hiện hành trình niềng răng của mình nhé!

>> Bài viết liên quan: