Niềng răng là gì? 6 phương pháp niềng răng phổ biến

Không phải ai cũng may mắn sở hữu hàm răng đều và đẹp. Và niềng răng chính là giải pháp bạn đang tìm kiếm, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đã cập nhật 18 tháng 10 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Niềng răng là gì? 6 phương pháp niềng răng phổ biến

Một hàm răng đẹp sẽ giúp gương mặt bạn trở nên xinh đẹp, tự tin, mang đến nhiều cơ hội tốt trong công việc và cuộc sống. Thế nhưng, không phải ai sinh ra cũng may mắn có được điều này, và thực tế có rất nhiều người đang gặp phải tình trạng răng hô, răng lệch lạc, không đều… Lúc này, niềng răng chính là giải pháp để giúp bạn có được hàm răng đều đặn, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng trangrang tìm hiểu để rõ hơn về phương pháp này.

Niềng răng thẩm mỹ là gì?

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha. Theo đó, nha sĩ sẽ sử dụng khí cụ nha khoa để điều chỉnh răng mọc lệch, răng hô, thưa, móm,… trở về vị trí chuẩn nhất, đảm bảo hàm răng trở nên đều, đẹp hơn.

Niềng răng để làm gì?

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Niềng răng sẽ giúp bạn điều chỉnh các phần răng không cân xứng trở nên đều đẹp, chuẩn khớp cắn. Nhờ đó, gương mặt bạn sẽ trở nên hài hòa, tự tin với nụ cười rạng rỡ.
  • Quá trình ăn uống được cải thiện: Các vấn đề về răng sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn khi nhai. Thậm chí, khớp cắn bị lệch còn gây đau nhức khi ăn, gây viêm nướu, đau đầu,… Niềng răng sẽ giúp điều chỉnh khớp cắn hài hòa, quá trình nhai được cải thiện hiệu quả hơn.
  • Phát âm chuẩn hơn: Giọng nói chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như môi, răng, lưỡi,… Răng mọc không đều có thể khiến bạn phát âm không chuẩn, khó nghe. Niềng răng sẽ giúp điều chỉnh hàm răng đều đặn, âm phát ra dễ dàng, chuẩn xác, và cải thiện kỹ năng giao tiếp.
  • Tăng cường sức khỏe răng miệng: Niềng răng sẽ giúp hàm răng bạn trở nên đều đẹp, chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, răng đều cũng thuận lợi cho việc vệ sinh, tránh các bệnh lý về răng miệng.

Độ tuổi thích hợp để niềng răng

Độ tuổi từ 12-18 tuổi thì niềng răng sẽ nhanh và hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, từ 23-40 tuổi bạn vẫn có thể niềng răng, nhưng thời gian sẽ lâu hơn.

Quá trình niềng răng trong bao lâu

Quá trình niềng răng diễn ra trong bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:

  • Niềng răng trong độ tuổi 12-18 sẽ nhanh hơn so với người ngoài 25 tuổi.
  • Tình trạng răng: Với những hàm răng lệch lạc nhẹ thì thời gian niềng răng cũng sẽ ngắn hơn những trường hợp phức tạp.
  • Loại mắc cài: Niềng răng có thể được thực hiện với nhiều loại mắc cài khác nhau, mỗi loại sẽ có những hiệu quả cụ thể và thời gian chỉnh răng riêng biệt.
  • Tay nghề bác sĩ: Bác sĩ giỏi, kinh nghiệm và có chuyên môn tốt có thể thực hiện theo đúng phác đồ chỉnh nha. Đồng thời, hạn chế khả năng xảy ra sai sót và thời gian thực hiện cũng sẽ nhanh hơn.

Tóm lại, thời gian niềng răng thường sẽ không cố định với tất cả mọi người. Về cơ bản, quy trình niềng răng sẽ kéo dài từ 18-24 tháng tùy vào từng trường hợp.

Những giai đoạn khi thực hiện niềng răng thẩm mỹ

Niềng răng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi bạn cần kiên trì để có được kết quả như mong muốn. Cụ thể, niềng răng thẩm mỹ trải qua những giai đoạn sau:

Giai đoạn làm thẳng hàm răng:

Sau khi lên phác đồ niềng răng, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành gắn mắc cài. Dây cung sau đó sẽ cứng dẫn và sinh ra lực để kéo răng di chuyển. Nhờ đó, những răng mọc lệch lạc, mọc chen chúc sẽ được sắp xếp thẳng hàng. Tùy vào tình trạng răng, giai đoạn này kéo dài từ 2-6 tháng. Khi bắt đầu kích hoạt dây cung, bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức và hết sau khoảng 3 ngày.

Giai đoạn chỉnh chân răng:

Sau khi răng xếp thẳng hàng, nha sĩ sẽ bắt đầu dùng dây cung để tạo lực di chuyển, điều chỉnh chân răng về đúng vị trí của nó. Giai đoạn này thường kéo dài từ 2-4 tháng.

Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng:

Sau khi trục răng đều thì nha sĩ sẽ bắt đầu đóng khoảng trong bằng cách sử dụng dây Stainless Steel để thay thế cho dây cung, vì dây này có độ cứng cao hơn. Bên cạnh đó, nha sĩ cũng sử dụng chun đóng khoảng hoặc lò xo để móc răng hàm ra răng cửa, giúp kéo răng di chuyển về vị trí đúng. Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 4-8 tháng. Từ đó, bạn sẽ nhận thấy được sự thay đổi rõ rệt của hàm răng cũng như khuôn mặt.

Giai đoạn đóng khớp chiều đứng:

Giai đoạn đóng khớp là giai đoạn quan trọng của niềng răng, ảnh hưởng đến chức năng nhai. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành gắn chun từ hàm trên xuống hàm dưới để 2 hàm tiếp xúc với nhau hài hòa. Giai đoạn này kéo dài từ 2-8 tuần.

Giai đoạn duy trì:

Sau khi niềng răng, bạn đeo khí cụ hoặc dây thun cố định mặt trong để cố định răng ở vị trí mới. Từ đó, làm tăng hiệu quả cho toàn bộ quá trình thực hiện.

Giá thành cho niềng răng thẩm mỹ

Giá thành niềng răng thẩm mỹ chắc chắn cũng là điều mà bạn quan tâm trước khi thực hiện. Thông thường, giá dịch vụ sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng cũng như hình thức niềng. Tất nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế của bạn mà có thể lựa chọn những hình thức niềng răng phù hợp. Trong quá trình niềng răng, có thể bạn sẽ cần thêm một số loại khí cụ để tăng hiệu quả thực hiện. Dựa theo tình trạng răng của bạn, mà bác sĩ chỉ định dùng hay không dùng khí cụ hỗ trợ. Tốt nhất, trước khi quyết định niềng răng, bạn hãy đến một địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ và giá thành.

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay

Niềng răng mắc cài kim loại

Mắc cài kim loại để niềng răng được làm từ vàng, bạc hoặc thép không gỉ. Với hàm răng bị lệch, bác sĩ sẽ gắn mắc cài từng răng bằng dây thun hoặc thép. Mắc cài kim loại có cấu tạo chắc chắn, nên bạn có thể sinh hoạt như bình thường.

Niềng răng bằng mắc cài kim loại mang lại hiệu quả cao, độ bền tốt. Tuy nhiên, sử dụng mắc cài kim loại thường sẽ gây khó chịu cho bạn trong thời gian đầu sử dụng và thiếu tính thẩm mỹ. Hơn nữa, trong quá trình ăn uống, bạn nên tránh những thức ăn dễ dính vào niềng.

Niềng răng mắc cài sứ

Mắc cài sứ trong suốt nên nếu nhìn qua người khác sẽ rất khó phát hiện bạn đang niềng răng. Chính vì tính thẩm mỹ cao mà loại mắc cài này được rất nhiều người ưa chuộng. Mắc cài sứ được làm từ hợp kim gốm và các hợp chất vô cơ khác. Ngoài ra, mắc cài sứ kết hợp dây cung môi, dây thun sẽ tăng lực kéo răng, từ đó chỉnh răng về dáng chuẩn. Tuy nhiên, độ bền của mắc cài sứ không cao nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng, hơn nữa thời gian niềng răng bằng loại mắc cài này cũng dài hơn mắc cài kim loại khoảng 6 tháng.

Niềng răng mắc cài tự khóa

Mắc cài tự khóa có nắp trượt hoặc cánh kim loại để cố định dây, nhờ đó dây cung có thể di chuyển linh hoạt trong rãnh mắc cài. Cấu tạo này sẽ làm giảm lực ma sát cũng như kiểm soát lực phù hợp, tránh gây biến dạng dây. So với các loại niềng răng khác thì thời gian sử dụng mắc cài tự khóa sẽ ít hơn. Thế nhưng, chi phí khi sử dụng mắc cài này cũng cao hơn các loại mắc cài truyền thống và độ dày của mắc cài ít nhiều cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Niềng răng cài mặt trong (mặt lưỡi)

Niềng răng cài mặt trong mang đến tính thẩm mỹ cao, người khác không thể nhìn thấy bạn đang niềng răng. Thế nhưng, khi sử dụng loại mắc cài này, bạn sẽ gặp khó khăn khi làm vệ sinh và gây khó chịu cho lưỡi nếu mới sử dụng. Chi phí niềng răng mặt trong cũng cao hơn và thời gian kéo dài hơn.

Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt sẽ sử dụng khay trong suốt để điều chỉnh răng. Loại niềng răng này không có sử dụng mắc cài hay các dây kim loại, dây thun. Thế nhưng, nếu sử dụng khay trong suốt để niềng răng thì bạn cần thường xuyên gặp nha sĩ để kiểm tra cũng như điều chỉnh cho phù hợp. Khay niềng răng cũng tiện lợi hơn khi tháo lắp, vệ sinh và đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Sử dụng khí cụ kim loại để niềng răng

So với tất cả các loại niềng răng nói trên thì sử dụng khí cụ kim loại có chi phí thất nhất, dễ dàng tháo lắp, vệ sinh. Thế nhưng, phương pháp này chỉ thích hợp để niềng răng cho trẻ em và cần phải tháo khí cụ ra khi ăn. Thời gian niềng răng của phương pháp này thường kéo dài từ 1 năm rưỡi – 2 năm.

Qua bài viết này, trangrang đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng cũng như những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp này mang lại. Nếu bạn đã sẵn sàng thì hãy thực hiện ngay để được sở hữu một hàm răng đều đẹp, tự nhiên nhé.