Niềng răng thưa hết bao nhiêu tiền, chỉnh răng thưa bằng những phương pháp nào và chi phí ra sao, là thắc mắc của không ít bạn có hàm răng mọc xa cách nhau trên cung hàm. Tương ứng với những phương pháp niềng răng khác nhau thì chi phí chỉnh răng thưa cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu giá niềng răng thưa 1 hàm qua bài viết sau nhé!
Niềng răng thưa 1 hàm giá bao nhiêu?
Răng thưa là hiện tượng khoảng cách giữa các răng trên cùng 1 hàm trên hoặc hàm dưới lớn. Tạo ra các kẽ hở, ở mỗi người lại có kích thước khác nhau. Để cải thiện tình trạng này, phương pháp tốt nhất hiện nay được sử dụng là niềng răng thưa.

Tùy theo cấu trúc răng miệng của mỗi người sẽ có loại niềng răng phù hợp cho hiệu quả tốt nhất. Tại các đơn vị nha khoa sẽ tiến hành cải thiện răng thưa bằng các phương pháp niềng sau:
Niềng răng trong suốt
Niềng răng thưa 1 hàm sử dụng khay niềng trong suốt hiện đại được sản xuất từ các ngước ngoài. Chính vì thế, mức giá niềng răng trong suốt khá cao từ 80 đến 140 triệu đồng. Ngoài ra, còn có khay niềng 3D Clear và Ecligner có giá thành thấp hơn vì được sản xuất ở Việt Nam. Niềng răng 3D Clear từ 60 đến 100 triệu đồng, còn niềng Ecligner khoảng từ 55 đến 70 triệu đồng.
Hiện tại, niềng răng trong suốt Zenyum đến từ Singapore cũng là phương pháp đang rất được ưa chuộng. Với mức giá nêm yết 37 triệu đồng cho những trường hợp đơn giản, 64 triệu cho những trường hợp răng phức tạp hơn.

Khi sử dụng niềng răng thưa 1 hàm bằng niềng trong suốt, tính thẩm mỹ sẽ được đảm bảo cao bởi niềng có màu trong suốt. Hơn nữa hiệu quả niềng răng vẫn được đảm bảo và việc sinh hoạt ăn uống hàng ngày có thể diễn ra bình thường.
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài sử dụng các mắc cài và dây thun cố định niềng, giúp răng di chuyển về vị trí mong muốn. Sử dụng niềng răng mắc cài sẽ có lực kéo các răng mạnh. Tuy nhiên tính thẩm mỹ và việc vệ sinh răng sẽ khó hơn niềng trong suốt.

Do đó, chi phí niềng răng mắc cài sẽ thấp hơn niềng răng trong suốt dao động từ 30 đến 70 triệu đồng, cụ thể:
- Niềng răng mắc cài kim loại thường: mức giá từ 30 triệu đồng trở lên
- Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng: mức giá từ 36 triệu đồng trở lên
- Niềng răng mắc cài sứ thường: mức giá từ 38 triệu đồng trở lên
- Niềng răng mắc cài sứ tự buộc: mức giá từ 49 triệu đồng trở lên
- Niềng răng mắc cài trong: mức giá từ 40 đến 70 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài pha lê: mức giá trên 40 triệu đồng
Lưu ý: Mức giá đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào cơ sở phòng khám nha khoa mà mức giá sẽ bị thay đổi.
Chi phí niềng răng thưa hàm trên với niềng răng thưa hàm dưới khác nhau không?
Khi niềng răng thưa hàm trên và niềng răng thưa hàm dưới. Chi phí niềng răng có khác nhau không? Đây là câu hỏi chuyên gia nhận được nhiều từ các bệnh nhân.
Niềng răng thưa 2 hàm khác nhau
Khi niềng răng hàm trên và hàm dưới có mức độ thưa khác nhau. Đòi hỏi bác sĩ thực hiện niềng cần có những kỹ thuật phức tạp và yêu cầu sự khéo léo. Lúc đó, việc sử dụng loại niềng cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể sẽ không dùng được 1 loại niềng cho cả 2 hàm răng. Ví dụ, hàm trên dùng sử dụng niềng mắc cài kim loại nhưng hàm dưới lại thích hợp dùng niềng răng tự buộc. Do đó, điều này góp phần làm thay đổi chi phí niềng răng hàm trên và hàm dưới. Khi đến nha khoa, bạn sẽ được tư vấn rõ nhất về việc này.
Niềng răng 2 hàm có độ thưa giống nhau
Khi răng hàm trên và hàm dưới niềng có mức độ thưa giống nhau. Việc niềng răng sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Đặc biệt trong việc lựa chọn loại niềng phù hợp cho hiệu quả tốt nhất. Khi răng hàm trên và hàm dưới tương đồng về độ thưa, bạn có thể sử dụng cùng 1 loại niềng. Ví dụ, chọn 1 loại niềng răng mắc cài kim loại hay niềng răng mắc cài sứ…
Để biết thêm các thông tin khác về niềng răng thưa và các phương pháp cải thiện tình trạng răng thưa khác. Hãy tham khảo thêm nhiều nội dung hữu ích tại chuyên mục Niềng răng của Thetips nhé!
>>> Xem thêm: Niềng răng trả góp