Niềng răng xong vẫn bị móm? Lý do và cần lưu ý gì?

Niềng răng có hết móm không? Nếu có thì tại sao vẫn có trường hợp niềng răng xong vẫn móm? Đây đều là những thắc mắc thường gặp của nhiều khách hàng khi tìm hiểu về dịch vụ nẹp răng móm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết nhất. Danh […]

Đã cập nhật 11 tháng 11 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Niềng răng xong vẫn bị móm? Lý do và cần lưu ý gì?

Niềng răng có hết móm không? Nếu có thì tại sao vẫn có trường hợp niềng răng xong vẫn móm? Đây đều là những thắc mắc thường gặp của nhiều khách hàng khi tìm hiểu về dịch vụ nẹp răng móm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết nhất.

1. Lý do niềng răng xong vẫn móm là gì?

Sự hiệu quả của phương pháp niềng răng móm đã được chứng minh bởi hàng trăm triệu ca chỉnh nha trên toàn thế giới.

Tuy nhiên thực tế vẫn có trường hợp niềng răng xong vẫn bị móm. Điều này khiến cho nhiều khách hàng rất phân vân, không biết lý do là từ đâu?

Qua nhiều nghiên cứu, phân tích Trangrang.vn đã tổng hợp được 1 vài nguyên nhân dưới đây:

1.1 Kỹ thuật chỉnh nha của bác sĩ

Đa phần lý do niềng răng xong vẫn móm đều xuất phát từ kỹ thuật chỉnh nha của bác sĩ. Bởi vốn dĩ răng móm là kiểu sai lệch tương đối khó chữa, nhất là với những bác sĩ không đủ kinh nghiệm thực tế.

Những sai lầm có thể bắt đầu ngay từ khi xác định nguyên nhân móm. Thực tế có rất nhiều khách hàng nhìn qua chỉ bị móm nhẹ, đa phần có thể dự đoán là do răng. Tuy nhiên khi xem xét kỹ trên bản chụp phim X-quang thì lại là do xương hàm.

Những bác sĩ không đủ kinh nghiệm sẽ dễ mắc sai lầm, chuẩn đoán sai và đương nhiên phương án điều trị cũng sai.

Ngoài ra, kỹ thuật kéo răng móm & dựng thẳng trục răng cũng là 1 bài toán không dễ dàng với 1 bác sĩ chỉnh nha. Mật độ xương của mỗi người là khác nhau, do đó bác sĩ dùng lực quá mạnh thì sợ ảnh hưởng xấu tới chân răng, lực quá nhẹ thì không đủ để dựng được trục răng.

Do vậy một bác sĩ chỉnh nha dày kinh nghiệm sẽ biết căn lực tác động phù hợp nhất, từ đó kéo răng di chuyển theo đúng lộ trình đã vạch ra.

2.2 Sự hợp tác của khách hàng

Bên cạnh yếu tố chuyên môn của bác sĩ, sự hợp tác của khách hàng trong phác đồ điều trị cũng ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

Chỉnh nha đòi hỏi khách hàng phải kiên nhân và tuyệt đối tuân thủ những chỉ định của nha sĩ. Chẳng hạn như đeo chun đủ thời gian quy định, thường xuyên thay chun, đeo các loại hàm duy trì sau khi tháo niềng,…

Những thao tác này đôi khi có thể gây ra phiền phức cho khách hàng trong sinh hoạt. Nhiều người vì thế mà thường lơ là không thực hiện. Dẫn đến phác đồ điều trị không đạt được kết quả tốt nhất, khiến móm tái phát.

Niềng răng xong bị móm phải làm thế nào?

Mặc dù tỷ lệ niềng răng xong vẫn móm không nhiều, nhất là với trình độ & chất lượng nha khoa ngày càng phát triển như ngày nay.

Tuy nhiên nếu không may gặp phải trường hợp này, bạn cũng không cần quá lo lắng & nhanh chóng quay lại nha khoa để kiểm tra xem đã có vấn đề gì xảy ra.

Nếu bạn mới tháo niềng và răng chưa chạy lại nhiều, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng hàm duy trì để tạo ra lực đưa răng về vị trí chuẩn.

Tuy nhiên nếu như những xô lệch xảy ra đã nhiều, khách hàng có thể phải cân nhắc thực hiện niềng răng lại lần 2 để khắc phục tình trạng móm.

4. Làm sao để không bị móm sau khi chỉnh nha?

4.1 Lựa chọn nha khoa uy tín để niềng răng

Do bác sĩ sẽ quyết định phần lớn đến thành công của phương pháp nên khách hàng cần thận trọng khi đưa ra lựa chọn.

Các cơ sở nha khoa uy tín với các bác sĩ giỏi có chuyên môn chỉnh nha tốt sẽ giúp việc chẩn đoán chính xác. Từ đó đưa được phương án điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Ngoài ra với kinh nghiệm của mình, các bác sĩ có thể tính toán được lực chính xác trong từng giai đoạn. Nhờ vậy mà ngăn chặn việc răng di chuyển không đúng kế hoạch.

Zenyum đang là địa chỉ niềng răng trong suốt hàng đầu Singapore đang được đông đảo người yêu thích và lựa chọn vởi Công Nghệ hiện đại, tân tiến bậc nhất.

4.2 Đeo hàm duy trì đều đặn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sau khi chỉnh nha khách hàng đeo hàm duy trì càng lâu thì kết quả chỉnh nha cũng sẽ được duy trì lâu hơn.

Trong thời gian niềng răng, các mô xương quanh chân răng buộc phải suy giảm để giúp cho răng có thể di chuyển linh hoạt.

Do đó sau khi răng đến vị trí mới, các mô xương cũng cần có thời gian để tái tạo lại nhằm cố định chân răng. Trong thời gian đó, nếu không đeo hàm duy trì để giữ răng thì răng rất dễ chạy lại vị trí cũ.

Vì thế nha sĩ đều khuyến nghị khách hàng đeo hàm duy trì khoảng 1 năm kể từ khi tháo niềng.

4.3 Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn

Dù đã niềng răng xong, khách hàng vẫn nên tái khám hàng tháng hoặc 3 tháng/lần theo yêu cầu của bác sĩ.

Vì răng luôn có xu hướng di chuyển về chỗ cũ nên việc thăm khám thường xuyên có thể giúp nha sĩ kịp thời phát hiện các bất thường. Từ đó có phương án xử lý phù hợp, ngăn móm tái phát.

Ngoài ra, để có thêm những kiên thức về niềng răng nói chung và niềng răng móm nói riêng bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau: