Giải đáp A-Z về niềng răng

Danh mục 1 Niềng răng là gì? 2 Lợi ích của niềng răng bao gồm: 3 Niềng răng có ảnh hưởng gì không? 4 Các phương pháp niềng răng 5 Quy trình niềng răng Niềng răng là gì? Niềng răng là một loại hình nha khoa đặc biệt, cùng để điều chỉnh các vấn đề […]

Đã cập nhật 9 tháng 8 năm 2022

Bởi Ngan Truong

Giải đáp A-Z về niềng răng

Niềng răng là gì?

Niềng răng là một loại hình nha khoa đặc biệt, cùng để điều chỉnh các vấn đề sai lệch răng như: Khấp khểnh, răng mọc lộn xộn, răng móm, sai khớp cắn,… để khôi phục chức năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng hiệu quả.

Lợi ích của niềng răng bao gồm: 

  • Niềng răng có thể giúp khắc phục triệt để tình trạng răng thưa, mọc chìa ra, mọc lệch, khấp khểnh, lệch lạc.
  • Thay đổi diện mạo khiến tự tin hơn trong giao tiếp. 
  • Căn chỉnh răng và cung hàm đúng cách để đảm bảo cả tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. 
  • Phòng ngừa nguy cơ sâu răng

Niềng răng có ảnh hưởng gì không?

  • Cảm giác khó chịu ban đầu: Hầu hết những người mới niềng răng thường cảm thấy khó chịu lúc đầu, nhưng cảm giác này sẽ giảm dần theo thời gian
  • Vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn bình thường vì khi mắc cài đã gắn chặt vào răng, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng
  • Đau hàm rất phổ biến, đặc biệt là mỗi lần khám định kỳ, đặc biệt là khi đeo niềng, răng gây kích ứng niêm mạc miệng và gây ra những cảm giác rất khó chịu. 
  • Sử dụng mắc cài không đúng cách có thể khiến răng khấp khểnh, lung lay, lệch lạc. 
  • Chứng cứng liền khớp: Chứng cứng liền khớp xảy ra khi chân răng tích hợp vào xương. Tình trạng này thường hiếm gặp và khó dự đoán nếu bác sĩ không chụp X-quang trước khi chỉnh nha.
  • Gây biến dạng khuôn mặt: Có một số trường hợp niềng răng trong độ tuổi phát triển kéo theo hiện tượng xương hàm phát triển, lúc đó gương mặt rất dễ bị thay đổi nếu không có sự cẩn thận trong quá trình niềng. Nếu những bạn có khuôn mặt bị lệch mà bác sĩ vẫn chỉ định niềng thì nguy cơ biến dạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

Các phương pháp niềng răng 

  • Niềng răng mắc cài kim loại
  • Niềng răng mắc cài sứ
  • Niềng răng tự động
  • Niềng răng mặt lưỡi
  • Niềng răng trong suốt 

Quy trình niềng răng

  • Bước 1: Khám và tư vấn
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành lấy dấu răng và xây dựng phác đồ điều trị
  • Bước 3: Gắn mắc cài
  • Bước 4: Chỉnh nha định kỳ
  • Bước 5: Tháo niềng, kết hợp đeo hàm duy trì