Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc răng miệng

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp trong việc chăm sóc răng việc đúng cách trong cuộc sống thường ngày. Danh mục 1 1. Một ngày nên đánh răng bao nhiêu lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng? 2 2. Làm sao để bảo vệ sức khỏe răng miệng? 3 3. Nên […]

Đã cập nhật 31 tháng 7 năm 2023

Bởi Thảo Phạm

Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc răng miệng

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp trong việc chăm sóc răng việc đúng cách trong cuộc sống thường ngày.

1. Một ngày nên đánh răng bao nhiêu lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia nha khoa, bạn nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Nếu có thể, bạn cũng nên đánh răng thêm một lần vào giữa các bữa ăn để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ và tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ.

Ngoài ra, nếu bạn có thể, hãy đánh răng sau khi ăn các loại thức ăn chứa đường, các đồ uống có gas hay các loại thực phẩm khó nhai để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ và tránh tình trạng sâu răng.

Xem thêm:

2. Làm sao để bảo vệ sức khỏe răng miệng?

Có rất nhiều cách vệ sinh răng miệng đúng cách, không quan trọng là bạn đánh răng bao nhiêu phút, sử dụng các biện pháp chuyên khoa hay phải đi khám định kỳ mỗi tháng. Quan trọng là bạn nên chải răng một cách nhẹ nhàng và đúng cách, tập trung vào từng bề mặt răng và không quên chải sạch cả vùng lưỡi và nướu.

Ngoài ra, bạn cũng nên đổi bàn chải răng mới sau khoảng 3 tháng sử dụng hoặc khi thấy lông bàn chải đã bị cong hoặc mất đàn hồi. Việc thay thế bàn chải răng thường xuyên sẽ giúp đảm bảo bàn chải răng hoạt động tốt nhất và giúp bạn đánh răng hiệu quả hơn.

Xem thêm: Lấy tủy răng có đau không? Quy trình điều trị tủy răng

3. Nên sử dụng kem đánh răng gì khi răng bị ê buốt?

Khi răng bị ê buốt, bạn nên sử dụng các thương hiệu kem đánh răng chống ê buốt có chứa fluoride để giúp bảo vệ men răng và giảm nguy cơ bị sâu răng. Fluoride là một thành phần chính trong các loại kem đánh răng được khuyến cáo bởi các chuyên gia nha khoa, nó có tác dụng giúp bảo vệ men răng khỏi bị phá huỷ và ngăn ngừa sự hình thành các vết sâu răng và ê buốt.

8 Loại Kem Đánh Răng Chống Ê Buốt Được Đánh Giá Tốt - Thuốc Dân Tộc
Kem đáng răng Colgate dành cho răng ê buốt

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến cách đánh răng và chọn loại bàn chải răng mềm để chải răng nhẹ nhàng và không gây tổn thương cho răng và nướu. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để được tư vấn về loại kem đánh răng và cách chăm sóc răng miệng phù hợp với tình trạng răng của bạn.

4. Có nên sử dụng miếng dán Trắng Răng không?

Việc sử dụng miếng dán trắng răng là một trong những phương pháp làm trắng răng tại nhà được nhiều người sử dụng hiện nay. Miếng dán trắng răng thường chứa các chất hoạt động làm trắng như peroxide, carbamide peroxide hoặc hydrogen peroxide, có tác dụng loại bỏ các vết ố vàng, bám mảng trên răng, giúp răng trở nên sáng hơn và đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên, việc sử dụng miếng dán trắng răng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhạy cảm răng, viêm nướu, đau răng và ảnh hưởng đến men răng nếu sử dụng quá liều hoặc bạn không tìm hiểu kĩ về cách dùng miếng dán trắng răng.

Xem thêm: 5 bí quyết làm trắng răng bằng baking soda trắng sáng an toàn

5. Chải răng có làm mất đi mùi hôi miệng?

Mảng bám, mảnh vụn thức ăn bám trên bề mặt răng tạo nên vi khuẩn gây ra mùi hôi miệng. Việc chải răng giúp loại bỏ mảng bám, đồng thời loại bỏ vi khuẩn sẽ trả lại cho bạn hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, có một số trường hợp hôi miệng do bệnh lý ở vùng cổ họng, thực quản hay dạ dày thì việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ chưa hẳn sẽ khử được mùi khó chịu này. Để xử lý triệt để, bạn nên biết rõ nguyên nhân và chữa trị tận gốc.

6. Thường xuyên uống nước ngọt, bia, rượu, nước tăng lực… có gây ảnh hưởng đến răng không?

Tất nhiên là có. Nếu bạn là tín đồ của những loại thức uống trên thì nên cẩn thận hơn trong vệ sinh răng miệng. Tốt nhất sau khi sử dụng các loại nước này, bạn nên uống nước lọc để tráng miệng hoặc súc miệng sơ qua bằng nước để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

cau hoi thuong gap trong cham soc rang mieng
Các loại nước ngọt ảnh hưởng xấu đến răng miệng