Mọi sự phát triển bất thường của trẻ nhỏ luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng, vì thế trang bị kiến thức là cần thiết để chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt hơn. Trong đó, tình trạng mọc răng sớm khiến cha mẹ lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ. Trẻ mọc răng trước tháng tuổi có ảnh hưởng gì tới sự phát triển không là băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng sớm
Thông thường, trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng, bắt đầu bằng 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới. Sau đó, cho đến khoảng 30 tháng tuổi, 20 cái răng cơ bản sẽ mọc hoàn toàn, sau đó sẽ bước vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn. Trẻ mọc răng sớm là khi răng bắt đầu mọc sớm hơn trước tháng thứ 6, thường từ tháng thứ 3 – 5.
Dù mọc răng sớm hay đúng độ tuổi, do cơ thể có nhiều thay đổi, dồn năng lượng cho việc mọc răng nên sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu bé mọc răng dễ nhận biết như:
- Bị chảy nước dãi nhiều.
- Trẻ bắt đầu nghiến nướu, gặm ngón tay hoặc các bề mặt cứng do cảm giác ngứa khó chịu.
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, hay kích động.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ như đi tiêu phân lỏng.
- Trẻ thường bị sốt nhẹ.
- Ăn uống kém, trẻ có thể chậm tăng cân hoặc sụt cân.
- Kiểm tra thấy nướu chuẩn bị mọc răng bị sưng, tấy đỏ, có thể loét nhẹ.
Dấu hiệu mọc răng sữa ở bé thường xuất hiện trước khi răng nhú lên 3 – 5 ngày, sau đó sẽ tự hết. Nếu hiện tượng này xuất hiện ở trẻ 3 – 4 tháng tuổi, hãy theo dõi thêm sau một vài ngày. Nếu sau đó có răng nhú lên và triệu chứng trên hết thì trẻ bị mọc răng sớm.
Xem thêm:
Người trưởng thành có bao nhiêu cái răng?
Nguyên nhân bị sưng nướu răng và điều trị nướu răng bị sưng
Trẻ mọc răng trước tuổi có ảnh hưởng gì tới sự phát triển?
Các nha sĩ cho biết, trẻ mọc răng muộn hoặc sớm hơn bình thường hoàn toàn không ảnh hưởng gì, đây là vấn đề bẩm sinh nên cha mẹ không nên quá lo lắng. Thực tế có những trẻ sơ sinh mọc răng rất sớm, có sẵn 1 – 2 chiếc răng và cũng có những trẻ đến hơn 1 tuổi mới bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên.
Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời điểm mọc răng của trẻ bao gồm:
Yếu tố di truyền
Đa phần trẻ bị mọc răng sớm là do di truyền từ bố mẹ hoặc người thân trong gia đình. Điều này có nghĩa là nếu bố mẹ, anh chị, ông bà bị mọc răng sớm thì khả năng trẻ cũng thừa hưởng gen này nên thời điểm mọc răng cũng sớm hơn bình thường.
Yếu tố dinh dưỡng
Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trong đó có thời điểm và quá trình mọc răng. Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu tiên sau sinh, vì thế người mẹ nên lưu ý chế độ ăn đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng trong sữa cho trẻ.
Nếu trẻ bú kém, dinh dưỡng không đầy đủ thì khả năng mọc răng chậm cũng cao hơn.
Thiếu Vitamin D và canxi
Sự mọc răng ở trẻ sớm hay muộn cũng phụ thuộc rất lớn vào lượng Canxi, Vitamin D cơ thể hấp thụ và tổng hợp được. Những trẻ thiếu Vitamin D và canxi do chế độ ăn kém, không được bổ sung canxi đầy đủ, trẻ sinh thiếu tháng, không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời,…
Như vậy, trẻ mọc răng sớm không phải là vấn đề cha mẹ lo lắng, điều quan trọng là cha mẹ cần lưu ý quan tâm đến việc chăm sóc và dinh dưỡng để răng trẻ mọc đầy đủ, hạn chế khó chịu và không bị dị dạng răng.