Cách Ngăn Ngừa Hơi Thở Có Mùi Khó Chịu Cho Người Trung Niên Và Người Cao Tuổi

Hơi thở có mùi khó chịu hay chứng hôi miệng, có thể là một vấn đề khiến mọi người cảm thấy tự ti và xấu hổ nhất là ở người trung niên và người cao tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu […]

Đã cập nhật 17 tháng 3 năm 2023

Bởi Thảo Phạm

Cách Ngăn Ngừa Hơi Thở Có Mùi Khó Chịu Cho Người Trung Niên Và Người Cao Tuổi

Hơi thở có mùi khó chịu hay chứng hôi miệng, có thể là một vấn đề khiến mọi người cảm thấy tự ti và xấu hổ nhất là ở người trung niên và người cao tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu ở người trung niên và người cao tuổi. Ngoài ra, iRefresh sẽ giới thiệu mốt số cách giữ hơi thở thơm mát, hàm răng chắc khỏe ở bất kỳ độ tuổi nào.

Nguyên Nhân Hơi Thở Có Mùi Hôi

Theo một bài viết của tạp chí European Journal of Dentistry [1], hơn 50% người trưởng thành phàn nàn về tình trạng hơi thở có mùi khó chịu mãn tính. Đôi khi, mùi khó chịu chỉ là tạm thời do bạn ăn một số loại thực phẩm gây mùi như tỏi, hành và một số loại gia vị khác. 

Uống rượu và hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích cũng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng do các yếu tố bên ngoài gây ra, bạn chỉ cần tránh sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống dễ gây mùi.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi không chỉ như vậy. Theo Hiệp hội Nha Khoa hoa Kỳ (ADA), có nhiều tình trạng sức khỏe, bao gồm viêm amidan và hội chứng chảy dịch mũi sau, cũng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu.

Bệnh Nha Chu và Chứng Hơi Thở Có Mùi Khó Chịu

Đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa không thường xuyên hoặc không đúng cách sẽ khiến các mảng bám vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu của bạn, dẫn đến bệnh nha chu gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu mãn tính. 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho rằng tỷ lệ mắc bệnh nha chu (nướu răng) tăng theo độ tuổi, và khoảng 70% người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên mắc bệnh nha chu. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nha chu là chứng hôi miệng. Khi bệnh nha chu trở nặng, mức độ nghiêm trọng của tình trạng hơi thở có mùi khó chịu cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận do chảy nhiều máu và mô nướu bị viêm.

Điều trị bệnh nha chu có thể giúp loại bỏ tình trạng hôi miệng Bạn cần đến gặp nha sĩ để loại bỏ cao răng, tạo điều kiện cho nướu hồi phục nhanh chóng, Đồng thời bạn cũng cần bắt đầu một thói quen chăm sóc răng miệng nghiêm chỉnh tại nhà để giảm lượng vi khuẩn trong miệng.

Hơi Thở Có Mùi Do Khô Miệng

Chứng khô miệng, hay còn gọi là Xerostomia, thường là nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu ở người trung niên và người cao tuổi. Nước bọt không đủ để rửa trôi các mảnh vụn thức ăn sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng trong miệng để vi khuẩn phát triển. 

Học viện Nha khoa Tổng hợp Hoa Kỳ giải thích rằng chứng khô miệng có thể là ảnh hưởng của quá trình lão hóa, nhưng cũng có khả năng do sử dụng một số loại thuốc. Ngoài ra, chứng khô miệng có thể là tác dụng phụ của quá trình hóa trị liệu, bệnh tự miễn dịch, bệnh tiểu đường hoặc nghiện rượu.

Hãy giữ đủ độ ẩm cho miệng để phòng ngừa tình trạng hôi miệng. Những người lớn tuổi có thể sử dụng các sản phẩm nước bọt nhân tạo để duy trì độ ẩm cho miệng. Uống nhiều nước và ngậm kẹo hoặc viên ngậm không đường cũng có thể giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho miệng.

Răng Giả Nguyên Hàm, Răng Giả Tháo Lắp và Cầu Răng Cố Định

Nhiều người trung niên và người lớn tuổi thường đeo răng giả có thể tháo ra được. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Giống như trên răng tự nhiên, các mảng bám vi khuẩn cũng có thể xuất hiện trên răng giả. 

Để tránh hôi miệng, bạn nên tháo răng giả hàng ngày và vệ sinh bằng các chất tẩy rửa thích hợp. Thực phẩm và vi khuẩn cũng có thể bị mắc kẹt dưới thân răng và cầu răng cố định. Vì vậy, để đảm bảo hơi thở luôn tươi mát, hãy vệ sinh cẩn thận phần dưới cầu răng của bạn bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng nhỏ.

Kết luận

Đối với hầu hết người trưởng thành, phương pháp ngăn ngừa chứng hơi thở có mùi khó chịu thường khá đơn giản. Chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của vệ sinh răng miệng đúng cách. Đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng ít nhất một lần mỗi ngày. Vi khuẩn trên lưỡi là nguyên nhân gây mùi, nên vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc sử dụng cây cạo lưỡi thường xuyên. Vệ sinh răng miệng với nước súc miệng kháng khuẩn để giảm thiểu vi khuẩn có hại. Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên luôn rất cần thiết trong việc duy trì hơi thở thơm mát và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Tags: