Tẩy Trắng Răng là phương pháp đạt hiệu quả cao giúp bạn nhanh chóng sở hữu hàm răng trắng sáng. Điều đó giúp mọi người có thể tự tin nở nụ cười xinh tươi duyên dáng. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề cần lưu ý xung quanh liệu pháp này mà mọi người cần ghi nhớ trước khi thực hiện. Tham khảo ngay nào!
1. Nguyên nhân nào khiến răng bị ố vàng?
Xác định nguyên nhân gây ố trên răng là bước căn bản đầu tiên giúp các chuyên gia, bác sĩ đưa ra lời tư vấn, xác định phương pháp tẩy trắng đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Có hai loại nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng ố, làm xấu men răng:
- Nguyên nhân do yếu tố bên ngoài: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến men răng, đó là xuất phát từ những thói quen tật xấu thông qua ăn uống, sử dụng thuốc lá, nhai trầu… Thông thường những món ăn và thức uống có màu sậm đen như trà, cafe các loại nước ngọt có phẩm, rượu vang… sẽ tạo nên các mảng bám trên răng nếu bạn sử dụng liên tục và thường xuyên.
- Yếu tố bên trong: màu men răng còn do sự xuất phát từ máu, di truyền và tuổi tác.
2. Tẩy trắng răng là gì?
Tẩy trắng răng là gì bạn có biết không? Đó chính là việc làm trắng răng một cách rất hiệu quả để làm sáng màu răng tự nhiên của bạn mà không cần loại bỏ bất kỳ bề mặt răng nào. Nó không thể thay đổi màu hoàn toàn, nhưng nó có thể làm sáng bóng hiện có.
Xem thêm: Tẩy Trắng Răng Khi Đang Mang Bầu: Có An Toàn Hay không?
3. Theo bạn tẩy trắng răng có tốt không?
Có một hàm răng trắng sáng luôn là mong muốn của rất nhiều người. Không chỉ giúp bạn thêm tự tin trong giao tiếp mà còn mang lại một diện mạo mới cho khuôn mặt. Chính vì vậy, câu trả lời thỏa đáng nhất cho câu hỏi “tẩy trắng răng có tốt không?” chính là: tẩy trắng răng trước mắt về mặt thẩm mỹ đã là rất tốt rồi.
Hơn nữa, về phương diện sức khỏe, tẩy trắng răng đúng cách hoàn toàn không gây nguy hiểm nào. Bản chất của phương pháp tẩy răng là dùng các chất oxy hóa và năng lượng ánh sáng tạo ra phản ứng cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng. Từ đó giúp răng trắng sáng dần lên. Việc tẩy trắng răng sẽ rất tốt nếu bạn xác định được nguyên nhân gây vàng răng, mức độ nghiêm trọng đến đâu. Và cuối cùng lựa chọn phương pháp tẩy trắng răng nha khoa phù hợp với tình trạng răng.
4. Khi nào là thời điểm cần tẩy trắng răng nha khoa?
Với những người có sức khỏe bình thường, việc tẩy trắng răng có thể tiến hành vào lúc bạn cảm thấy cần thiết. Tuy nhiên, với một số trường hợp sau cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng các phương pháp tẩy trắng răng nha khoa:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên tiến hành tẩy trắng răng. Các loại thuốc dùng trong quá trình tẩy răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi hoặc trẻ em.
- Những người đang gặp các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, hở chân răng, sâu răng… cần điều trị dứt điểm bệnh trước khi tẩy trắng răng.
- Những người có tiền sử dị ứng với thuốc tẩy trắng răng không nên thực hiện tẩy bằng thuốc. Thay vào đó hãy tìm hiểu các phương pháp tẩy răng từ thiên nhiên an toàn hơn.
- Luôn nhớ trẻ em dưới 16 tuổi không nên tẩy trắng răng. Độ tuổi này thuốc tẩy răng có thể gây ra các kích thích cho tủy răng, khiến răng bị ê buốt hoặc nhạy cảm hơn.
6. 7 Phương pháp tẩy trắng răng phổ biến
Hiện nay có rất nhiều phương pháp tẩy trắng răng được áp dụng, nhưng phổ biến nhất là tẩy trắng răng tại nhà và tẩy trắng răng tại phòng khám.
Tẩy trắng răng là phương pháp giúp loại bỏ ố vàng nhưng hiệu quả cũng tuỳ thuộc vào phương pháp bạn áp cũng như chế độ chăm sóc và “bảo quản” răng sau khi tẩy trắng. Có rất nhiều cách, từ việc tẩy ở những nha khoa chuyên dụng cho đến tẩy trắng răng tại nhà với bột trắng răng, miếng dán trắng răng hay máy làm trắng răng. Cụ thể như sau:
6.1. Tẩy trắng răng ở các phòng khám nha khoa chuyên nghiệp
Đây là phương pháp chuyên nghiệp, mang lại tác dụng nhanh chóng với cả những trường hợp răng nhiễm màu nặng do Tetracycline hoặc Flour. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ đeo dụng cụ bảo vệ môi, nướu, bôi thuốc chống ê buốt răng trước. Sau đó sẽ sử dụng thuốc tẩy trắng có nồng độ khoảng 35-37% cùng ánh sáng cường độ mạnh hoặc tia laser để giúp răng trắng sáng. Tuy nhiên, cách này cũng có nhược điểm là ảnh hưởng đến men răng, khiến răng dễ nhiễm màu trở lại hơn.
6.2. Đeo máng tẩy răng tại nhà
Bác sĩ xác định tình trạng răng miệng cùng mức độ xỉn màu để cung cấp nồng độ thuốc phù hợp. Sau đó lấy mẫu hàm và đúc máng tẩy răng theo khuôn răng của bệnh nhân. Tiếp theo, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách đeo, thời gian và cách vệ sinh răng tại nhà. Phương pháp này chỉ sử dụng cho răng bị nhiễm màu nhẹ: nhiễm màu ngoại lai, răng màu vàng, răng nhiễm màu do tuổi tác. Nếu răng bạn không quá sậm màu thì nên dùng phương pháp này, chi phí thấp hơn và an toàn hơn cho men răng. Tuy nhiên, không nên kỳ vọng quá nhiều vào thời gian duy trì độ trắng đạt được bởi hằng ngày chúng ta vẫn phải ăn thực phẩm có màu.
6.3. Sử dụng miếng dán trắng răng tại nhà
Miếng dán trắng răng cũng là một lựa chọn khá phổ biến hiện nay bởi sự tiện lợi, an toàn và chi phí phải chăng. Các miếng dán này có chứa sẵn hoạt chất làm trắng hydrogen Peroxide (H202) hoặc carbamide peroxide (CH6N203 ) với nồng độ an toàn. Đây là những chất có tính sát khuẩn cao, loại bỏ nhanh vết bẩn bám trên răng miệng và ngăn ngừa sự xuất hiện của mảng bám hiệu quả. Cách sử dụng của sản phẩm này cũng rất dễ dàng. Bạn chỉ cần dán hai miếng ở hai hàm răng sao cho che phủ hết toàn bộ răng trong vòng 30-60 phút là được.
6.4. Dùng máy làm trắng răng tại nhà
Là công cụ kết hợp giữa ánh sáng và chất gel giúp làm mờ các vết ố cũng như mảng bám lâu ngày trên răng. Thông thường, các loại máy làm trắng răng đều có cấu tạo gồm một khay ngậm gắn liền với máy chiếu. Dung dịch tẩy trắng sẽ được bán kèm để cho vào khay và chờ khoảng 10 phút để đạt hiệu quả tối ưu. Tùy vào cơ địa cũng như tình trạng răng miệng của từng người mà kết quả đạt được có thể khác nhau. Nhiều người chỉ cần sử dụng liên tục sau 1-2 tuần đã thấy kết quả rõ rệt. Trong khi đó, nhiều người phải dùng đến 3-4 tháng.
6.5. Dùng bột tẩy trắng răng
Sử dụng bột tẩy trắng răng cũng là cách được rất nhiều người yêu thích bởi sự tiện lợi và giá thành phải chăng. Thành phần chính của các loại bột này phổ biến hiện nay gồm Calcium carbonate, Aqua, Dicalcium Phosphate Dihydrate, Sodium Lauryl Sulfate, Aluminium Hydroxide, Sodium Saccharin… đều là các chất làm trắng, kháng viêm phổ biến trong y tế.
Bên cạnh đó, loại bột này thường có tính axit để loại bỏ mảng bám và vết ố trên răng. Do đó, nếu sử dụng lâu dài có thể làm ảnh hưởng đến men răng, gây ê buốt khó chịu. Để đảm bảo không bị kích ứng với bất kì thành phần nào của sản phẩm, bạn nên thử một lượng nhỏ trước khi áp dụng cho toàn bộ răng miệng.
Thông thường răng sẽ trắng tinh sau khi tẩy. Trong vòng vài giờ tiếp theo độ trắng sáng này sẽ dịu đi và không còn sáng chói như lúc ban đầu. Sau khi áp dụng phương pháp này, bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các dặn dò của nha sĩ. Trong thói quen sinh hoạt, ăn uống, bạn đặc biệt tránh xa với thực phẩm đậm màu.
6.6. Sử dụng kem đánh răng làm trắng
Kem đánh răng làm trắng thường sử dụng kết hợp các thành phần để loại bỏ vết ố trên răng, bao gồm:
- Carbamide hoặc hydrogen peroxide
- Chất mài mòn nhẹ (bao gồm than hoạt tính, muối nở, silica, dicalcium phosphate, canxi cacbonat, natri Methotphat, zirconi silicat và canxi pyrophosphat)
- Hydroxyapatite
Theo đánh giá năm 2018, kem đánh răng làm trắng làm trắng răng hiệu quả và mang lại nụ cười rạng rỡ hơn bằng cách loại bỏ các vết ố trên bề mặt. Mách nhỏ với bạn một điều, kem đánh răng hydroxyapatite (HAp) là loại kem đánh răng làm trắng duy nhất có thể làm trắng răng về bản chất từ trong ra ngoài .
6.7. Chuyển sang bàn chải đánh răng điện
Bàn chải đánh răng điện giúp loại bỏ vết bẩn trên bề mặt răng hiệu quả hơn so với bàn chải đánh răng truyền thống. Vì có dao động đều và tác dụng lực vừa phải trên bề mặt răng, nhằm làm sạch, bóng và sáng bề mặt răng hiệu quả. Nếu bạn muốn tẩy trắng răng với hình thức giản đơn, bàn chải đánh răng điện là một trong số những lựa chọn chính đáng. Bởi nó thực hiện cách tẩy trắng răng tốt nhưng không gây tác dụng phụ hoặc nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe răng miệng. Đồng thời có thể bảo vệ chống sâu răng tốt hơn bàn chải thủ công.
Trước khi thực hiện cuộc “trùng tu nhan sắc” cho hàm răng, ai cũng nên trang bị sẵn kiến thức và thông tin về các vấn đề liên quan để không phải bất ngờ về hiệu quả và tác dụng phụ của phương pháp này. Theo dõi Trangrang mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều thông tin Làm đẹp hữu ích bạn nhé!
Nguồn tham khảo: | Đẹp365